Thị trường chứng khoán ngày 13/11: Kết phiên sáng trong nước trái chiều, châu Á giảm điểm

Cập nhật: 13:17 | 13/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong phiên giao dich sáng 13/10 thị trường diễn biến giằng co từ đầu phiên với thanh khoản tăng đột biến, đặc biệt là giao dịch thỏa thuận. Bất ổn trong thương mại Mỹ - Trung gia tăng, chứng khoán châu Á giảm điểm.

thi truong chung khoan ngay 1311 ket phien sang trong nuoc trai chieu chau a giam diem

Thị trường chứng khoán ngày 13/11: Thông tin trước giờ mở cửa

thi truong chung khoan ngay 1311 ket phien sang trong nuoc trai chieu chau a giam diem

Nhận định chứng khoán ngày 13/11: Xu hướng thị trường phái sinh và chứng quyền

thi truong chung khoan ngay 1311 ket phien sang trong nuoc trai chieu chau a giam diem

Nhận định chứng khoán ngày 13/11/2019: “Tiếp tục phân hóa”

Kết phiên sáng, trên sàn HoSE, VN-Index giảm 4,16 tương đương 0.41% xuống mức 1014,17 điểm. Toàn sàn có 103 mã tăng giá, 187 mã giảm giá, 65 mã đứng giá tham chiếu.

Trên sàn HNX, HNX-Index tăng 0,66 tương đương 0,62% lên mức 107,63 điểm. Toàn sàn có 44 mã tăng giá, 45 mã giảm giá, 47 mã đứng giá tham chiếu.

thi truong chung khoan ngay 1311 ket phien sang trong nuoc trai chieu chau a giam diem
Ảnh minh họa

Lực cầu tại vùng quanh mốc 1,015 điểm vẫn đang hấp thụ khá tốt lực cung khi khối lượng khớp lệnh trên sàn HoSE đạt hơn 100 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu lực cung là đủ để phá vỡ mốc này thì tình trạng bán tháo có thể sẽ xảy ra và nhịp điều chỉnh sẽ mạnh hơn, qua đó đưa chỉ số về lại mốc 1,000 điểm. Khối lượng nhiều khả năng sẽ giảm dần khi chỉ số càng tiến gần mốc 1,000 điểm này khi lực cung yếu dần.

Kể từ sau 10h45, một lực cung lớn được bơm vào rổ VN30 khiến hàng loạt các mã giảm mạnh hơn 1%, cụ thể là VPB, VNM và NVL, đồng thời cũng khiến các mã như VCB, MSN, VHM mất sắc xanh và hiện giảm gần 1%. Điều này đã tạo sức ép lớn đến VN-Index khiến chỉ số có điều chỉnh sâu. Trong khi đó, chỉ còn mỗi BID là điểm sáng trong rổ này với sắc xanh gần 2%, song một mình mã này là không đủ để chống chọi với những Large Cap có tỷ trọng vốn hóa lớn khác.

Diễn biến nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng đã tiêu cực trở lại khi chỉ còn SNZ tăng điểm, còn lại hầu hết đều điều chỉnh mạnh hơn 1%, điển hình như NTC, SZC, TIP, SZL,….

Trong khi đó, các nhóm ngành còn lại trên thị trường chủ yếu đều đang phân hóa với biên độ dao động quanh mức 1%, ví dụ như nhóm thủy sản, dệt may, phân bón, xây dựng (mã C69 tiếp tục nằm sàn). Trong bối cảnh hiện tại, dòng tiền lại được đẩy mạnh trên nhóm cổ phiếu đầu cơ Penny khi trên sàn HOSE đã có 9 mã tăng trần trong tình trạng trắng bên mua, đặc sắc nhất là HAI, CLG, TNT.

Bán buôn hiện là ngành tăng mạnh nhất thị trường khi tăng 0.54%. Ngược lại, bán lẻ hiện là ngành giảm mạnh nhất thị trường khi giảm 1.51%.

Khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên sàn HoSE và mua ròng hơn 30 tỷ đồng trên sàn HNX. Phần lớn lực bán ròng trên sàn HoSE tập trung vào CTG khi khối này bán ròng với tổng giá trì gần 300 tỷ đồng, theo sau là VNM, PNJ. NVB là các cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX với giá trị hơn 30 tỷ đồng.

Tại thị trường châu Á, MSCI châu Á - Thái Bình Dương trừ Nhật Bản giảm gần 0,8% trong phiên sáng 13/11. Tất cả chỉ số chứng khoán lớn trong khu vực đều giảm điểm.

Giảm mạnh nhất khu vực là Hang Seng của Hong Kong khi mất 534 điểm, tương đương giảm gần 2%. Thị trường tài chính Hong Kong đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi làn sóng biểu tình kèm bạo lực dâng cao trong vài ngày gần đây.

Nikkei 225 của Nhật Bản và Kospi của Hàn Quốc lần lượt giảm hơn 0,9%. Tại Trung Quốc, Shanghai Composite và Shenzhen Composite lần lượt giảm 0,5% và 0,4%.

ASX 200 của Australia giảm 0,5%, trong khi NZX 50 của New Zealand giảm 0,6%. Tại Đông Nam Á, các chỉ số lớn của Singapore, Indonesia và Malaysia giảm 0,2% - 0,8%.

Anh Khang T/h

Tin liên quan