Thêm giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” giải ngân đầu tư công nguồn vay nước ngoài

Cập nhật: 16:16 | 27/08/2020 Theo dõi KTCK trên

Tại hội nghị với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng đầu năm 2020 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 26/8/2020, nhiều kiến nghị, đề xuất tiếp tục được đưa ra.

0932-268
Hội nghị với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng đầu năm 2020 do Bộ Tài chính tổ chức ngày 26/8/2020

Cụ thể, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cam kết hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công của Chính phủ giao. Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Giao thông Vận tải sẽ quyết liệt “cá thể hóa” trách nhiệm cá nhân của các cơ quan, đơn vị và đưa vấn đề này như một nội dung đánh giá chất lượng của chủ dự án để đốc thúc triển khai thực hiện. Đồng thời, Bộ cũng thường xuyên giao ban xây dựng cơ bản và rà soát kế hoạch xây dựng từng tháng, từng quý, từng dự án, nắm bắt những dự án chậm trễ để có phương án xử lý kịp thời.

Tới đây, Bộ Giao thông Vận tải cũng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đặc biệt trong việc cung cấp số liệu giải ngân, phục vụ việc kiểm soát, đối chiếu để có giải pháp điều hành kịp thời. Đồng thời, kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp hỗ trợ về quy trình, thủ tục đối với sử dụng vốn dư cho một số dự án quan trọng...

Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ cũng thường xuyên trao đổi, sâu sát theo dõi tiến độ từng dự án để có chỉ đạo kịp thời, đồng thời coi đó là yếu tố đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Bộ, thủ trưởng các đơn vị và các chủ đầu tư. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị các Bộ, ngành nghiên cứu thiết lập một cơ chế chia sẻ thông tin để có thể nắm bắt, theo dõi và báo cáo sát tiến độ giải ngân đầu tư vốn vay nước ngoài khi hiện nay vẫn có “sự vênh” về số liệu giải ngân do cách tiếp cận, ghi nhận khác nhau giữa các bên...

Trong khi đó, đại diện Bộ Y tế hiện cũng đang yêu cầu các tỉnh, thành phố có dự án đẩy nhanh, hoàn thiện các thủ tục đấu thầu, đôn đốc các nhà thầu thi công để nghiệm thu và có khối lượng hoàn thành, thành lập các tổ công tác để triển khai việc giám sát đầu tư và tháo gỡ vướng mắc của đơn vị; xây dựng kế hoạch hành động trong đó phân công chi tiết, cụ thể cho các đơn vị, các ban quản lý dự án, các đồng chí Thứ trưởng phụ trách trực tiếp các đơn vị để đôn đốc các dự án này.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đề nghị sửa đổi quy định về điều kiện đàm phán, kí hiệp định tài trợ dự án ODA đối với các dự án có cấu phần xây dựng theo hướng thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi khi đàm phán và kí hiệp định khi chưa cần có thiết kế cơ sở và dự toán do Bộ Xây dựng thẩm định và phê duyệt. Sau khi đàm phán thành công thì mới tiếp tục hoàn thành thủ tục phê duyệt thiết kế cơ sở vì hiện nay thủ tục về đầu tư xây dựng mất rất nhiều thời gian để thực hiện. Đồng thời, Bộ cũng đề nghị sửa đổi quy định về tài sản đảm bảo tiền vay để xác định rõ tài sản hợp pháp của bên vay tạo thuận lợi trong việc thực hiện dự án.

Đối với Bộ Tài chính, bên cạnh các giải pháp kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành tại Công văn 8895/BTC-QLN ngày 23/7/2020 báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả Hội nghị giải ngân tháng 6/2020, thì tại hội nghị với các bộ, ngành về giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài của Chính phủ 8 tháng đầu năm 2020, Bộ Tài chính cũng tiếp tục đề nghị với các Bộ, ngành phối hợp thực hiện một số vấn đề liên quan đến tài chính.

Đưa gần 350 công dân Việt Nam từ châu Âu và châu Phi về nước

Ngay sau khi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, những người tham gia chuyến bay đã được giám sát y tế ...

Diễn biến mới nhất về dịch COVID-19 tại Việt Nam chiều ngày 27/8

Sáng ngày 27/8/2020, Bộ phận thường trực đặc biệt chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP. Đà Nẵng đã thông tin về trường ...

Gần 20 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam sau 8 tháng

Sau 8 tháng năm 2020, đã có 4.804 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn ...

PV

Tin cũ hơn
Xem thêm