Sức khỏe:

Tác hại nghiêm trọng từ thói quen ngủ gục trên bàn nhiều người mắc phải

Cập nhật: 12:49 | 10/06/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Việc buổi trưa ngủ gục trên bàn làm việc là tổn thương lâu dài đối với hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai cũng có thể dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và máu não mãn tính.

tac hai nghiem trong tu thoi quen ngu guc tren ban nhieu nguoi mac phai

Những điều bạn nên biết về làm đẹp và chăm sóc da

tac hai nghiem trong tu thoi quen ngu guc tren ban nhieu nguoi mac phai

Sử dụng điều hòa nhiệt độ đúng cách: Những lưu ý để không gây hại cho sức khỏe

tac hai nghiem trong tu thoi quen ngu guc tren ban nhieu nguoi mac phai

Những loại thực phẩm giải nhiệt dành cho trẻ trong những ngày oi bức

Biến dạng cột sống

Cột sống là cơ quan đầu tiên trên cơ thể chịu ảnh hưởng từ tư thế ngủ gục trên bàn mỗi này của bạn. Ngủ gục đầu trên bàn lâu ngày khiến cho nửa thân trên luôn trong tình trạng chịu áp lực. Cơ ở cổ, vai và cả lưng bị căng, gây ra đau nhức và có thể biến dạng cột sống cổ hay xương ức. Một người nếu thường xuyên ngủ kiểu cúi đầu thế này có thể gặp tình trạng cột sống cổ có thể thay đổi theo hướng xuống dưới hình giống như chữ C. Ngoài ra, nó còn tạo thành sự mất cân bằng cơ hai bên vai và cổ, một bên co lại, một bên giãn ra. Từ đó gây nên các bệnh liên quan đến cột sống, thần kinh hoặc căng cơ.

Tư thế này tạo áp lực không đều lên cột sống của bạn, cụ thể là áp lực lên phần lưng dưới sẽ nhiều hơn. Qua thời gian, những đĩa đệm bị mòn dần, gây quá tải cho dây chằng và khớp, cơ lưng của bạn sẽ bị căng cứng, dần dần dẫn đến thoát vị đĩa đệm hoặc thoái hoá đốt sống.

tac hai nghiem trong tu thoi quen ngu guc tren ban nhieu nguoi mac phai
Ảnh minh họa

Bệnh về đường hô hấp

Ngủ gục đầu trên bàn, gối lên tay khiến độ cong cơ thể tăng lên, áp lực dồn xuống phổi. Hơn nữa, máu và oxy cung cấp cho phổi không đủ, khiến cho việc hô hấp gặp khó khăn, ảnh hưởng chức năng hô hấp. Hậu quả là bạn có thể gặp các triệu chứng như tức ngực, khó thở…

Bệnh đường tiêu hóa

Sau bữa trưa cơ thể cần nhiều máu chảy về dạ dày, để hỗ trợ tiêu hóa hấp thu, ít nhất cần 1h mới có thể làm sạch hết thức ăn trong dạ dày; nếu sau khi ăn mà gục trên bàn ngủ luôn, do độ cong cơ thể tăng, dạ dày sẽ bị đè nén, làm tăng gánh nặng cho nhu động, thêm vào đó cơ thể cần nhiều máu chảy về dạ dày, dễ do thiếu máu tim, không có lợi cho nhu động bình thường của dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa, dễ tạo triệu chứng đầy bụng, gây viêm dạ dày mãn tính. Đây có thể là nguyên nhân chính của việc tỉ lệ bệnh đường tiêu hóa của người phương Đông khá cao.

Bệnh về mắt

Khi ngủ ngục đè lên nhãn cầu, khiến mắt sưng, trục nhãn cầu dài ra, dễ làm tổn thương giác mạc và võng mạc, dẫn tới giác mạc biến dạng, độ cong thay đổi, còn có thể làm tăng nhãn áp, gây vòng mắt xanh. Ngoài việc ảnh hưởng thị lực, gây cận thị độ nặng, tăng xác suất bị mắc vòng mắt xanh, rất có thể còn đẩy nhanh chứng loạn thị. Đây có thể là một trong những nguyên nhân khiến rất nhiều học sinh bị cận thị.

tac hai nghiem trong tu thoi quen ngu guc tren ban nhieu nguoi mac phai
Ảnh minh họa

Tổn thương dây thần kinh cánh tay

Khi ngủ gục trên bàn ngủ hoặc tay đỡ cằm ngủ, khuỷu tay cần cong gập ra phía ngoài, góc cong khá lớn hoặc dựa vào mặt bàn, mà thần kinh trụ ở chỗ dây thần kinh bên trong phần khuỷu tay vô cùng nông, ở ngay giữa da và xương, rất dễ bị tổn thương do bị chèn ép lâu ngày, gây thay đổi bệnh lý dây trụ, hoặc thần kinh bám dính, khiến cho ngón đeo nhẫn và ngón út đau mỏi tê cứng, gọi là "hội chứng đường hầm Cubital", nếu nghiêm trọng có thể xuất hiện "tay dạng quặp".

Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Với nữ giới, ngủ gục trên bàn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần tử cung, về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Tăng áp lực lên dạ dày

Sau bữa trưa, dạ dày đang căng to, ngủ gục trên bàn khiến bạn cong người, gây chèn ép dạ dày. Việc này làm tăng gánh nặng cho nhu động, thêm vào đó cơ thể cần nhiều máu chảy về dạ dày, dễ do thiếu máu tim, không có lợi cho nhu động bình thường của dạ dày, làm giảm khả năng tiêu hóa, dễ tạo triệu chứng đầy bụng, gây viêm dạ dày mãn tính. Đây có thể là nguyên nhân chính của việc tỉ lệ bệnh đường tiêu hóa của người phương Đông khá cao.

tac hai nghiem trong tu thoi quen ngu guc tren ban nhieu nguoi mac phai
Ảnh minh họa

Có nên ngủ trưa sau ăn?

Các bác sĩ cho rằng "Không ngủ buổi trưa, làm hỏng buổi chiều" ý nói giấc ngủ buổi trưa mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Vì vậy hãy cố gắng chợp mắt một lúc để cơ thể được nghỉ ngơi, giúp buổi chiều hoạt động hiệu quả.

Thời gian ngủ trưa thích hợp cũng chỉ nên dưới 30 phút. Ngủ nhiều có thể khiến cơ thể bạn ở trạng thái uể oải, thiếu năng lượng. Bạn có thể lựa chọn các khoảng thời gian ngủ sau, sao cho phù hợp với khoảng thời gian nghỉ trưa, cũng như bữa trưa của mình:

- Chợp mắt 10 - 20 giây: Nếu không có thời gian, thậm chí bạn chỉ cần chợp mắt 10 - 20 giây, nhắm mắt lại, thư giãn tâm trí, cố gắng để đầu óc không suy nghĩ gì. Chỉ cần như vậy, bạn cũng có thể thay đổi tình trạng mệt mỏi, hồi phục tinh thần.

- Chợp mắt 2 - 5 phút: Chỉ cần để mắt, cơ thể và tinh thần nghỉ ngơi trong vài phút, bạn sẽ thoát khỏi tình trạng buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu tập trung.

- Ngủ trưa 20 - 30 phút: Đây là khoảng thời gian ngủ trưa tốt nhất để hỗ trợ chăm sóc gan, đủ để gan nhận lại những lợi ích điều hòa và lấy lại sự cân bằng.

Sau khi ăn trưa, máu trong cơ thể tập trung vào đường tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Nếu ăn xong phải đi bộ hay vận động, lượng máu tiếp tục phải di chuyển đến tay và chân dẫn đến không còn đủ máu để cung cấp vào gan, từ đó dẫn đến quá trình trao đổi chất trong gan bị ảnh hưởng.

Thu Uyên (Tổng hợp)