Sức hấp dẫn của các doanh nghiệp Việt trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài

Cập nhật: 13:07 | 08/10/2021 Theo dõi KTCK trên

Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cho thấy, 8 tháng đầu năm 2021 Việt Nam thu hút được 19,12 tỷ USD vốn FDI, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm 2020.

Đại dịch Covid-19 thực sự ảnh hưởng khá lớn tới dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Tuy vậy, trong thời gian vừa qua, nhiều thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp Việt và quỹ đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đã được thiết lập, cho thấy sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư ngoại.

Vượt ảnh hưởng của COVID-19, đẩy mạnh hợp tác kinh doanh

0624-mua-thyt-mat-meatdeli-tyi-sieu-thy-vinmart-ynh-2
Mua thịt mát MEATDeli tại siêu thị VinMart

Tháng 04/2021, SK Group đã chi 410 triệu USD cho 16,26% cổ phần của công ty nắm giữ cổ phần WinCommerce (tên trước đây là VinCommerce). Ông Woncheol Park, Giám đốc Đại diện của SK South East Asia Investment – công ty thành viên của SK Group - cho biết: “Chúng tôi vô cùng tin tưởng vào tiềm năng to lớn của ngành bán lẻ tích hợp online - offline (O2O) tại Việt Nam và kỳ vọng VinCommerce sẽ là một thành tố quan trọng thúc đẩy hiện đại hóa ngành bán lẻ.

Thật tự hào khi Masan Group đã xuất sắc cải thiện vận hành và lợi nhuận chuỗi bán lẻ này trong thời gian ngắn ngủi. Chúng tôi tin rằng, VinCommerce sẽ trở thành nhà bán lẻ tích hợp O2O hàng đầu Việt Nam trong tương lai. Thỏa thuận đầu tư của SK vào VinCommerce là một phần trong chiến lược đầu tư của chúng tôi vào các lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam. Một lần nữa, đây là giao dịch mang tính bước ngoặt đối với SK, tái khẳng định cam kết của chúng tôi với Masan Group và Việt Nam”. Trước đó vào năm 2018, SK đã đầu tư 470 triệu USD vào Masan Group để trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn này.

Điển hình vào tháng 05/2021, Masan với chiến lược “Point of Life” đã hợp tác với nhóm các nhà đầu tư trong đó có Tập đoàn Alibaba và Baring Private Equity Asia, quỹ đầu tư thay thế (alternative investment) lớn nhất Đông Nam Á. Theo đó, nhóm nhà đầu tư ngoại đã rót vốn 400 triệu USD vào The CrownX, tương đương 5,5% tỷ lệ sở hữu cổ phần. The CrownX là công ty hợp nhất mảng tiêu dùng và bán lẻ của Masan.

Mới đây, Masan MEATLife (MML) công ty thành viên của Tập đoàn Masan, sở hữu nền tảng 3F, đã ký kết hợp tác chiến lược với Công ty TNHH De Heus. Với mục tiêu tối ưu hóa và thúc đẩy năng suất của chuỗi giá trị đạm động vật từ trang trại đến bàn ăn theo mô hình 3F (Feed - Farm – Food) đáp ứng nhu cầu thịt mát đảm bảo an toàn, tươi ngon với giá cả hợp lý cho 100 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Thị trường thịt heo là mảng lớn nhất trong ngành F& B (thực phẩm và đồ uống) của Việt Nam có giá trị hơn 10 tỷ USD, gấp 2,5 lần quy mô thị trường sữa. Tuy nhiên thị trường này trong nước còn rời rạc, chưa chuẩn hóa và có nhiều sản phẩm chưa an toàn cho sức khỏe. Nhận thấy nhiều tiềm năng phát triển, MML đã tập trung chuyển đổi từ nhà chăn nuôi hàng đầu sang mô hình FMCG với thương hiệu thịt mát MEATDeli. Trong quá trình hoạt động, công ty đã thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Điển hình vào tháng 4/2017, Quỹ Asian Fund II của KKR “rót” 150 triệu USD vào Masan MEATLife (Masan Nutri-Science cũ).

Thắng lớn khi đầu tư vào “ông lớn” hàng tiêu dùng Masan

0656-meatdeli-yyyc-chy-biyn-theo-cong-nghy-thyt-mat-ty-chau-au
MEATDeli được chế biến theo công nghệ thịt mát từ Châu Âu

VinaCapital từng đầu tư vào công ty thực phẩm của Masan vào 2006. Ba năm sau, quỹ này thoái vốn khỏi Masan Group để mang lại suất sinh lợi nội tại lên đến 83%.

Nhà đầu tư từ Bắc Âu PENM (Bank Invest) cũng đã từng lãi “khủng” khi đầu tư vào 54,3 triệu cổ phiếu Masan vào thời điểm doanh nghiệp mới lên sàn vào năm 2009. Đến năm 2011, BankInvest bán ra 4 triệu cổ phiếu MSN với mức giá 151.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với tổng giá trị là 604 tỷ đồng (gần 30 triệu USD). Chỉ với 4 triệu cổ phiếu bán ra này, BankInvest đã có lãi gần 460 tỷ đồng, tức khoảng 4,2 lần so với mức đầu tư ban đầu.

Vào tháng 10/2018, KKR đã bán ra 54,8 triệu cổ phiếu Masan (MSN) với mức giá 89.200 đồng/cổ phiếu, qua đó thu về khoảng 209 triệu USD. Trong khi giá mua vào của KKR năm 2017 là 42.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, chỉ sau một năm, KKR đã có lời hơn 100% từ khoản đầu tư vào Masan Group.

Ngày 06/10/2021, cổ đông của MML là VN Consumer MEAT II PTE Ltd thuộc quỹ đầu tư KKR đã đăng ký bán 7% cổ phần MML. Từ đầu tháng 10/2021 giá trị cổ phiếu của Masan MEATLife đã tăng hơn 75% so với đầu năm, dao động quanh vùng giá 96.000 đồng / cổ phiếu. Trước đó, vào tháng 9/2021, Viking Asia Holdings II Pte.Ltd, quỹ thuộc KKR đã hoàn tất bán ra 31,96 triệu cổ phiếu VHM của CTCP Vinhomes, qua đó giảm tỷ lệ sở hữu từ 5,5% xuống 4,6% vốn điều lệ và không còn là cổ đông lớn.

Với lợi thế từ công nghệ hiện đại kết hợp cùng hệ thống đại lý phân phối rộng khắp - hơn 2.700 điểm bán, hiện diện tại hơn 2.300 cửa hàng thuộc hệ thống VinMart/VinMart+ trên toàn quốc, thương hiệu MEATDeli của MML đang là một trong những động lực phát triển chính của công ty này. Ngành thịt (đã bao gồm 3F Việt) đóng góp 2.068 tỷ đồng doanh thu và 163 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) trong nửa đầu năm 2021. Ban điều hành hướng đến mục tiêu đưa mảng kinh doanh thịt có lãi ròng vào cuối năm nay khi tổ hợp chế biến thịt đạt từ 25% - 30% công suất sử dụng vào Quý 4/2021, so với công suất sử dụng hiện tại là gần 11%. Đồng thời đến năm 2022, công ty kỳ vọng hệ thống phân phối của mình sẽ có hơn 300 cửa hàng MEATDeli, hơn 4.400 đại lý và 500 cửa hàng trong cửa hàng trên toàn quốc.

PV

Tin liên quan