Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam cho thấy sự công bằng

Cập nhật: 13:52 | 09/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam đang cho thấy một thực tiễn công bằng: Vị thế và hiệu quả phụ thuộc vào tầm nhìn, chiến lược, nỗ lực đầu tư và cách làm, chứ không hẳn dựa vào những lợi thế đặc thù hay quy mô tầm cỡ.  

phat trien ngan hang so tai viet nam cho thay su cong bang

Phát triển dịch vụ ngân hàng là cần thiết

phat trien ngan hang so tai viet nam cho thay su cong bang

Rủi ro thương mại điện tử thách thức phát triển ngân hàng số

phat trien ngan hang so tai viet nam cho thay su cong bang

SHB xác định chiến lược phát triển ngân hàng số, tăng vốn điều lệ lên 17.570 tỷ đồng

Tại Việt Nam, khối ngân hàng thương mại Nhà nước có lợi thế riêng trong huy động và cho vay, một quá trình lâu dài gắn với những khách hàng lớn. Nhưng với ngân hàng số, nhiều ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân đã và đang tự tạo những lợi thế riêng để vượt lên. Một ngân hàng nhỏ hoàn toàn có thể cạnh tranh sòng phẳng, thậm chí bỏ xa những thành viên quy mô triệu tỷ đồng trong phát triển ngân hàng số.

phat trien ngan hang so tai viet nam cho thay su cong bang
Phát triển ngân hàng số tại Việt Nam cho thấy sự công bằng. Ảnh minh họa

Có thể nói, đầu tư cho công nghệ để phát triển ngân hàng số đòi hỏi nguồn lực lớn. Đòi hỏi này một phần lý giải cho những bước đi còn khá chậm tại những thành viên có quy mô tổng tài sản cỡ triệu tỷ đồng những năm qua.

Để “lột xác” công nghệ một hệ thống lớn còn cần thời gian. Thực tế như tại Ngân hàng Công thương (VietinBank), phải đến cuối năm ngoái mới xong đề án CoreBanking và được gọi là “công cuộc chuyển đổi”. Trong khi đó, qua thông tin kiểm toán trước đây cho thấy, Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank) vẫn phải nâng cấp công nghệ có tuổi đời từ nhiều năm trước, và dự kiến đến cuối năm nay mới thực sự đổi mới xong…

Trong khi đó, ở khối ngân hàng tư nhân, dù sớm chủ động về công nghệ, nhưng từ 2017 Techcombank đã xác định tiếp tục dành ngân sách 200 triệu USD để tiếp tục đầu tư cho công nghệ, đảm bảo không bị lỗi thời trong ít nhất 10 năm tới.

Lợi nhuận từ ngân hàng số cũng thể hiện dần tại những điển hình trên, như TPBank, Techcombank và VPBank, với tỷ trọng thu dịch vụ liên tục gia tăng những năm gần đây.

Và gián tiếp, chiến lược trên đã và đang giúp các ngân hàng thương mại nâng cao nền tảng khách hàng, thiết lập những hệ sinh thái của mình để gia tăng những lợi ích khác, đặc biệt về cải thiện và nâng cao lượng tiền gửi không kỳ hạn (CASA) để gián tiếp tăng giá trị thu tín dụng, thúc đẩy bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác như bảo hiểm…

Theo lãnh đạo HDBank, ngân hàng số bên cạnh giá trị trong quản trị và vận hành của mỗi ngân hàng, phát triển các sản phẩm dịch vụ, còn tạo giá trị lan tỏa bằng những giải pháp cho khách hàng.

Tuy nhiên, mũi nhọn ngân hàng số hiện nay không hẳn đều dễ khoan thủng những rào cản trên thực tế để gia tăng giá trị hơn nữa. Đó có thể là hành lang pháp lý còn chờ hoàn thiện ở một số khía cạnh, thói quen và sự e dè nhất định còn có ở khách hàng, nhất là trong yêu cầu đổi mới công nghệ gắn với chi phí và gia tăng minh bạch…

Trong khi đó, ở một hướng khác, sự tham gia và phát triển của các công ty Fintech , những bước tiến của những mô hình như MoMo, Grab…, hay tới đây cả mô hình MobileMoney cũng đang và sẽ thiết lập những hệ sinh thái riêng, mà ở những vùng giao thoa có cạnh tranh với hoạt động các ngân hàng thương mại. Và đây đang là xu hướng mới.

Thu Hoài

Tin cũ hơn
Xem thêm