Sức khỏe:

Những triệu chứng dị ứng thức ăn và cách chữa trị mà bạn không nên bỏ qua

Cập nhật: 08:05 | 29/11/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dị ứng thức ăn khá phổ biến ở những người có cơ địa nhạy cảm. Các triệu chứng dị ứng thường phát triển trong vòng vài phút đến một giờ sau khi ăn.

nhung trieu chung di ung thuc an va cach chua tri ma ban khong nen bo qua

Những lợi ích sức khỏe của salad rau tươi

nhung trieu chung di ung thuc an va cach chua tri ma ban khong nen bo qua

Cách khắc phục triệu chứng run tay

nhung trieu chung di ung thuc an va cach chua tri ma ban khong nen bo qua

Những loại rau củ có màu tự nhiên dưới đây an toàn cho bữa ăn gia đình

Những triệu chứng dị ứng thức ăn

Làn da: Da của bạn có cảm giác ngứa, phát ban, sưng tấy trên bàn tay, bàn chân, khớp hoặc vùng quanh miệng của bạn có màu đỏ, đó có thể là phản ứng dị ứng đối với một thứ gì đó bạn đã ăn.

Tụt huyết áp: Trong một số trường hợp, dị ứng thức ăn có thể gây ra các dấu hiệu đe dọa tính mạng như làm khó thở, tụt huyết áp nghiêm trọng, chóng mặt, choáng hoặc bất tỉnh.

Tức ngực, khó thở: Nói một cách đơn giản, các chất gây dị ứng trong thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, dẫn đến số lượng lớn các tế bào bạch cầu (gọi là eosinophilis) tới thực quản của bạn, gây ra viêm, làm cho cổ họng của bạn cảm thấy bị thắt chặt hoặc giống như thức ăn đang bị mắc kẹt trong khí quản của bạn.

Ngứa trong miệng: Phản ứng dị ứng này thường xảy ra với trái cây hoặc rau cải có chứa pollens. Ngứa thường xảy ra trong miệng của bạn chỉ vài phút sau khi bạn nuốt thức ăn gây dị ứng.

Tức ngực, khó thở: Nói một cách đơn giản, các chất gây dị ứng trong thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch, dẫn đến số lượng lớn các tế bào bạch cầu (gọi là eosinophilis) tới thực quản của bạn, gây ra viêm, làm cho cổ họng của bạn cảm thấy bị thắt chặt hoặc giống như thức ăn đang bị mắc kẹt trong khí quản của bạn.

Đau bụng: Nếu mỗi lần bạn ăn một loại thực phẩm nào đó đều làm bạn buồn nôn, đau bụng thì đó có thể là bạn dị ứng với thực phẩm đó.

Di truyền: Bị dị ứng thức ăn cũng có thể là do yếu tố di truyền gây ra. Có nhiều nghiên cứu cho thấy rằng nếu bố mẹ đều bị dị ứng thức ăn thì con cái sinh ra có nguy cơ cao mắc bệnh này.

nhung trieu chung di ung thuc an va cach chua tri ma ban khong nen bo qua
Ảnh minh họa

Phương pháp điều trị khi dị ứng thức ăn

Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi khẩu phần ăn

Nhiều người không biết làm gì khi bị dị ứng thức ăn bởi lúc này cơ thể mệt mỏi, tâm lý hoang mang lo sợ. Do đó, điều đầu tiên ngay khi gặp phải dấu hiệu dị ứng, bạn nên thay đổi ngay thói quen ăn uống và tránh ăn các loại thực phẩm đã và dễ gây dị ứng.

Với trẻ em bắt đầu ăn dặm, nên dùng các thực phẩm ít dị ứng như gạo và các loại củ. Trẻ em lớn hơn tránh ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, gia vị nhân tạo… Khi thấy trẻ gặp phải dấu hiệu dị ứng với loại thực phẩm nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của trẻ.

Sử dụng thuốc tây

Đối với những người dị ứng nhẹ có thể sử dụng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ, phát ban.

Đối với trường hợp dị ứng nghiêm trọng, bạn có thể cần tiêm epinephrine và đến phòng cấp cứu với hai phương pháp điều trị thông thường là Anti-IgE và liệu pháp miễn dịch đường uống.

Sử dụng phương pháp dân gian

nhung trieu chung di ung thuc an va cach chua tri ma ban khong nen bo qua
Ảnh minh họa

Uống nước gừng

Uống nước gừng kết hợp mật ong giúp hạn chế phát sinh các vấn đề về đường tiêu hóa. Bởi vị cay và tính ấm của gừng sẽ làm giảm triệu chứng nổi mẩn ngứa hay phát ban trên da.

Bạn lấy gừng gọt vỏ thái lát rồi đun sôi với nước lọc trong 10 phút. Chờ nước gừng ấm rồi cho mật ong vào khuấy đều và uống trực tiếp.

Dùng gel nha đam

Nha đam được cho là đem lại kết quả tốt trong việc khắc phục các triệu chứng dị ứng. Bạn chỉ cần dùng một lá nha đam tươi, đem gọt bỏ phần vỏ rồi cạo lấy phần gel. Dùng bông hoặc vải mềm thấm vào gel nha đam rồi thoa trực tiếp lên vùng da bị kích ứng. Sau khoảng 10 đến 15 phút, bạn dùng nước ấm để vệ sinh vùng da bị tổn thương.

Nước giấm rượu táo

Giấm rượu táo có tác dụng chữa dị ứng thức ăn, kháng lại các tác nhân dị ứng bên trong là histamin.

Ngoài ra, giấm này còn có tác dụng cân bằng lại pH, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng, từ đó khôi phục hoàn chỉnh hệ miễn dịch.

Bạn có thể dùng giấm táo rượu pha thêm vào 1 thìa mật ong, 1 thìa nước cốt chanh rồi chế nước ấm vào khuấy tan. Mỗi ngày ngày uống 2 cốc nước giấm táo pha để trị bệnh.

Dùng lá trầu không

Dùng lá trầu không là phương pháp an toàn đặc biệt tốt cho bà bầu bị dị ứng thức ăn. Tinh chất của lá trầu không cũng giống như lá chè xanh, bạn cũng có thể dùng lá trầu không giã nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Điều này sẽ giúp cho các triệu chứng ngứa, nổi mẩn đỏ sẽ giảm xuống đáng kể.

Tỏi sống

Tỏi có chứa thành phần chống dị ứng tự nhiên, do đó nhai 3 nhánh tỏi sống mỗi ngày, giúp bạn phục hồi tổn thương do dị ứng rất nhanh. Tuy nhiên, không nên ăn một số lượng lớn tỏi tươi nhất là vào khi cơ thể đói sẽ gây cảm giác khó chịu, chướng bụng, buồn nôn và rối loạn đường ruột.

Kim Ngưu