Những điều cần biết về hồ sơ mời thầu và hồ sơ năng lực

Cập nhật: 13:07 | 15/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Rất nhiều câu hỏi được đặt ra nói về nhu cầu thiết kế bộ hồ sơ chào thầu và cả hồ sơ năng lực cho công ty, cũng có doanh nghiệp đang nhầm lần giữa hồ sơ chào thầu và cuốn hồ sơ năng lực công ty. Qua đây, sẽ là những nội dung chi tiết giải đáp rõ định nghĩa, mục đích sử dụng cũng như cách làm của 2 loại tài liệu này.  

nhung dieu can biet ve ho so moi thau va ho so nang luc Cty TNHH MTV Nam Triệu bị tố gây khó, không bán hồ sơ mời thầu
nhung dieu can biet ve ho so moi thau va ho so nang luc 2 nhà thầu trúng gói thầu sửa chữa đập hơn 93 tỷ đồng
nhung dieu can biet ve ho so moi thau va ho so nang luc Việt Nam trúng thầu xuất khẩu hơn 100.000 tấn gạo sang Philippines

Phần 1: Hồ sơ dự thầu (hồ sơ chào thầu)

Hồ sơ dự thầu là loại hồ sơ chuyên biệt dùng để tham gia đấu thầu dự án, thường là dự án xây dựng, là toàn bộ tài liệu do nhà thầu, nhà đầu tư lập và nộp cho bên mời thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Về cơ bản, bộ hồ sơ dự thầu gồm 2 túi hồ sơ: Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật (HSĐXKT) và Hồ sơ đề xuất về tài chính (HSĐXTC). Hai túi này tương ứng với hai giai đoạn của quá trình duyệt thầu, trong đó, chỉ các hồ sơ đạt các yêu cầu về kỹ thuật với được qua vòng xem xét đề xuất tài chính.

nhung dieu can biet ve ho so moi thau va ho so nang luc
Ảnh minh họa

Các bước làm hồ sơ dự thầu

Bước 1: Đọc kỹ hồ sơ mời thầu và bản vẽ kỹ thuật thi công Việc đọc kỹ hồ sơ mời thầu nhằm nắm rõ được công nghệ thi công mà chủ đầu tư đề ra, cần phải nắm chắc ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT mà hồ sơ mời thầu đề ra, thiếu 1 trong các điều kiện này thì HỒ SƠ DỰ THẦU sẽ bị loại ngay lập tức.

Bước 2: Làm y nguyên các biểu mẫu theo hồ sơ dự thầu Lưu ý không được sót biểu mẫu nào, nếu thiếu sót hoặc làm sai các biểu mẫu thì hồ sơ dự thầu sẽ bị loại.

Bước 3: Trình bày hồ sơ dự thầu

Một hồ sơ mời thầu thường có 3 phần:

Năng lực (Năng lực dành cho gói thầu và năng lực công ty). Phần năng lực cho gói thầu thì sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi gói thầu để chuẩn bi các nội dung cụ thể, miễn sao có đầy đủ các tài liệu sau:

– Đăng ký kinh doanh (phô tô công chứng) theo quy định không quá 6 tháng.

– Đăng ký mẫu dấu.

– Các hợp đồng tương tự đã thực hiện.

– Báo cáo tài chính có xác nhận cơ quan thuế, hoặc báo cáo tài chính được kiểm toán càng tốt.

– Danh sách cán bộ thực hiện gói thầu dự kiến.

– Tùy theo yêu cầu sẽ có nhiều nội dung cụ thể khác,…

Phần hồ sơ năng lực công ty thường tùy theo mỗi doanh nghiệp, đôi khi cũng nằm trong danh mục yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Đây được xem là tài liệu không bắt buộc, tuy nhiên lại rất quan trọng để tạo ấn tượng với đơn vị mời thầu, và điều quan trọng là hồ sơ cần thể hiện được năng lực cũng như thế mạnh của doanh nghiệp dự thầu.

Biện pháp thi công

Đọc rõ bản hồ sơ mời thầu, để nắm rõ các yêu cầu và viết thuyết minh biện pháp thi công, bản vẽ biện pháp thi công.

Giá dự thầu

Đây được xem là bước quan trọng vì nó chính là điều kiện để phân biệt có thể thắng thầu hay không. Khi các tiêu chí điểm về kỹ thuật đạt thì giá gói thầu sẽ được hội đồng xét thầu căn cứ đưa ra ý kiến lựa chọn nhà thầu chính. Vì vậy, lập giá gói thầu phải căn cứ mọi yếu tố để làm cho giá hợp lý nhất.

Lưu ý khi làm hồ sơ dự thầu

1. Kiểm tra kỹ Hồ sơ mời thầu đã đầy đủ thông tin cho 1 bản dự thầu chính xác chưa, nếu chưa phải ngay lập tức gửi công văn đến bên mời thầu đề nghị làm rõ hồ sơ mời thầu. 2. Làm y nguyên không được thay đổi nội dung, hình thức của các biểu mẫu trong hồ sơ mời thầu yêu cầu, không được làm thiếu một biểu mẫu nào mà HSMT yêu cầu phải có. Thông thường thì một bộ hồ sơ dự thầu bao gồm những phần như: thủ tục pháp lý; hồ sơ năng lực kinh nghiệm và các văn bản liên quan; hồ sơ năng lực tài chính, phần thuyết minh biện pháp thi công, giá dự thầu. 3. Riêng các phần thủ tục pháp lý (ĐKKD, ĐK thuế, báo cáo tài chính…) thì có văn bản sẵn của công ty, bạn chỉ cần ráp vào là xong, công việc của bạn là lập biện pháp thi công và giá dự thầu. Hai công việc này là công việc chủ yếu và chiếm nhiều thời gian nhất trong quỹ thời gian phân bố cho bài thầu.

4. Khi lập biện pháp thi công (BPTC), cần chú ý để không bỏ qua các yêu cầu của hồ sơ mời thầu về biện pháp kỹ thuật thi công, với công trình, bài dự thầu của doanh nghiệp mình.

5. Lập đơn giá dự thầu yêu cầu phải nắm được cách làm dự toán, hiểu bản vẽ thi công và bóc tách được khối lượng từ bản vẽ để kiểm tra. Nếu khối lượng thiếu, cần làm một bản kiến nghị khối lượng riêng và không được cộng vào với phần khối lượng mà HSDT đã đưa ra. Sau khi làm xong hết các phần công việc trên, cần hoàn chỉnh hồ sơ của mình.

Phần 2: Hồ sơ năng lực công ty

Hồ sơ năng lực công ty là ấn phẩm tối quan trọng để doanh nghiệp sử dụng trong các dự án đấu thầu. Nếu như trước kia, chỉ có các công ty xây dựng, bất động sản mới chú ý đến hồ sơ năng lực thì ngày nay, bất kể lĩnh vực ngành nghề nào doanh nghiệp cũng cần và nên thiết kế hồ sơ năng lực cho riêng mình.

Một cuốn hồ sơ công ty được chuẩn bị tốt sẽ giúp truyền tải một cách nhanh nhất và dễ dàng nhất tên tuổi, hình ảnh và những thông tin quan trọng về công ty đến khách hàng, đối tác tiềm năng, giới thuyền thông và công chúng.

Nhìn chung, phần mục lục của hồ sơ công ty sẽ có những nội dung khác biệt tùy theo loại hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ của từng doanh nghiệp và những nội dung quan trọng và thiết thực nhất cần phải có là:

Tổng quan công ty – một phần giới thiệu tóm tắt về doanh nghiệp bao gồm các lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp.

Văn hóa công ty – tổng quan về các hoạt động phát triển nhân lực, các chế độ chăm sóc và đãi ngộ nhân viên về mặt sức khỏe, bảo hiểm và môi trường làm việc nói chung.

Lịch sử hình thành và phát triển – những doanh nghiệp có thâm niên thường có một quá trình hình thành và phát triển rất đáng tự hào phía sau họ, gồm những thành tích nổi bật, hoặc những khó khăn mà doanh nghiệp đã vượt qua được một cách ngoạn mục.

Thành tích và những sự kiện nổi bật – có thể bao gồm những thành tích cụ thể cho thấy doanh nghiệp đó đã cống hiến như thế nào, và các thông tin sơ lược về những thành tích quan trọng đã đạt được.

Nhân sự chủ chốt – nội dung này khá quan trọng nhất là trong thời buổi hợp tác dựa trên niềm tin và có sự ảnh hưởng bởi sức mạnh đội ngũ.

Cơ sở pháp lý – những cơ sở hoặc giấy tờ chứng minh tính pháp lý, hợp pháp của doanh nghiệp. Yếu tố này thường là bắt buộc với các hồ sơ trong lĩnh vực xây dựng.

Hoạt động và các mối quan hệ – nói về các hoạt động của công ty, ví dụ hoạt động thiện nguyện, thể thao, tổ chức kết nối,… nhằm khẳng định những giá trị cốt lõi và đáp ứng các yêu cầu của khách hàng, cổ đông, nhà đầu tư, nhân viên, nhà cung cấp, cộng đồng người dân và xã hội nói chung.

Khách hàng & đối tác - Đây là thông tin để giúp khách hàng tham chiếu và đánh giá thêm về năng lực của doanh nghiệp. Có thể đưa ra vài lời chứng thực của khách hàng (có hình ảnh của người đại diện) để hiện thực hóa chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Ngoài ra, để thiết kế hồ sơ năng lực chuyên nghiệp, cần đảm bảo những tiêu chí sau đây:

Hồ sơ năng lực (profile) thể hiện được đặc trưng của doanh nghiệp thông qua nội dung và hình ảnh xuyên suốt.

Hình ảnh trong hồ sơ năng lực cần chân thực, ấn tượng, để lại dấu ấn cho người xem.

Nội dung hồ sơ năng lực cần ngắn gọn, xúc tích nhưng đầy đủ và có cá tính riêng.

In ấn thành phẩm hồ sơ đảm bảo chất lượng, có giá trị sử dụng lâu dài.

Như đã đề cập, mỗi loại hồ sơ đều có mục đích sử dụng khác nhau, nhưng nhìn chung là có sự linh hoạt tùy theo từng loại hình kinh doanh đặc thù, nên những gợi ý trên chưa phải là toàn bộ nội dung cần phải chuẩn bị. Cần có sự bổ sung, thêm bớt phù hợp nhằm đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng và nêu bật được hình ảnh, thành tựu công ty cũng như giúp tăng cường sự tin tưởng nơi người đọc.

Hoài Dương