Sức khỏe:

Những dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói và cách khắc phục

Cập nhật: 12:47 | 25/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Nếu trẻ đã lên 2 tuổi chưa biết nói mà có những dấu hiệu sau đây như: trẻ bập bẹ vài từ nhưng so với các bé khác cùng tuổi trẻ vẫn chậm hơn, không biết bắt chước, không hiểu ý nghĩa của những từ thông thường,… thì cha mẹ hãy cẩn trọng, vì rất có khả năng trẻ đã mắc chứng chậm nói.

nhung dau hieu nhan biet tre cham noi va cach khac phuc

4 cách giúp bạn làm trắng da từ khoai tây

nhung dau hieu nhan biet tre cham noi va cach khac phuc

Những lưu ý chọn màng bọc thực phẩm an toàn

nhung dau hieu nhan biet tre cham noi va cach khac phuc

Cảnh báo 4 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ được quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói

Theo một nghiên cứu mới đây nhất thì có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển về khả năng ngôn ngữ, đôi khi có thể chỉ là do vòng họng của trẻ có vấn đề.

Bên cạnh đó, việc các phụ huynh ngày nay thường làm là để trẻ xem TV hay dùng điện thoại để bé có thể ngồi yên, ăn ngoan không quấy khóc để có thể rảnh làm các công việc khác cũng là một trong những lý do khiến trẻ lười tiếp xúc và giao tiếp với mọi người dẫn tới chứng chậm nói.

Các nguyên nhân gây trẻ 2 tuổi chậm nói còn có thể do từ các hội chứng tự kỷ, tăng động… Những hội chứng trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não, nhận thức của trẻ sau này.

Vì vậy, khi phụ huynh phát hiện trẻ nhà mình có những biểu hiện chậm nói sau đây, thì hãy đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế gần nhất.

nhung dau hieu nhan biet tre cham noi va cach khac phuc
Ảnh minh họa

Những dấu hiệu nhận biết trẻ 2 tuổi chậm nói

Dấu hiệu trẻ 12 tháng tuổi chậm nói

Nhiều phụ huynh băn khoăn, nếu trẻ dưới 12 tháng tuổi vốn dĩ chỉ biết ê a thì làm sao để họ nhận ra là trẻ đang chậm nói, tuy nhiên bạn có thể căn cứ vào những phản xạ đời thường của trẻ để đưa ra nhận định và chú ý đến trẻ nhiều hơn.

- Trẻ 2 tháng tuổi chậm nói: không có phản ứng khi cha mẹ cười đùa

- Trẻ 4 tháng tuổi chậm nói:không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh

- Trẻ 6 tháng tuổi chậm nói: không biết tự cười

- Trẻ 6 - 12 tháng tuổi chậm nói: không bập bẹ, ê a được từ nào (8 tháng), không nói được những từ đơn giản như "ba ba", "ma ma", không hiểu hoặc không đáp ứng lại với những từ “không”, “bai-bai”, không phản ứng lại với những âm thanh hoặc giọng nói to.

Thậm chí khi trẻ 15 tháng tuổi chưa biết nói hay phản ứng lại những âm thanh xung quanh thì trẻ chắc chắn đã mắc hải hội chứng này.

Trẻ 18 tháng tuổi chậm nói

Trẻ 18 tháng chưa biết nói nếu mắc chứng chậm nói sẽ có những biểu hiện:

- Bé không dùng lời nói khi giao tiếp mà thích dùng hành động như cử chỉ hơn, ví dụ chỉ trỏ vào đồ vật bé muốn để nhờ mẹ lấy

- Không có những cử chỉ hoặc điệu bộ đồng thời với lời nói như vẫy tay khi chào hoặc tạm biệt

- Không ghi nhớ và bắt chước được những âm thanh xung quanh

- Gặp khó khăn trong việc hiểu những yêu cầu kể cả là đơn giản

nhung dau hieu nhan biet tre cham noi va cach khac phuc
Ảnh minh họa

Trẻ 2 tuổi chậm nói

Khác với trẻ dưới 18 tháng tuổi chưa biết nói, dấu hiệu trẻ 2 tuổi chậm nói sẽ rõ ràng hơn và cũng có phần quan trọng hơn. Trường hợp trẻ có những biểu hiện dưới đây thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay:

- Không tự mình nói được mà chỉ có lặp lại đoạn âm thanh

- Hạn chế giao tiếp bằng ngôn ngữ nói, chỉ nói một số âm thanh hoặc những từ trẻ quen thuộc lặp đi lặp lại

- Không hiểu và không thể tuân theo chỉ dẫn của người lớn

- Giọng nói không chuẩn, giọng mũi hoặc the thé

- Khó khăn trong việc nghe hiểu, ví dụ khi nói “bai-bai” nhưng trẻ không hiểu để vẫy tay chào

Cách giúp trẻ vượt qua chứng chậm nói

Đối với những trẻ 2 tuổi chậm nói và chậm phát triển về mặt ngôn ngữ thì việc phụ huynh tạo cho trẻ một môi trường để phát triển những kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ cho trẻ rất có ích.

Ngoài ra một chế độ đầy đủ dinh dưỡng và hợp lý sẽ giúp trẻ có đầy đủ năng lượng cũng như là các chất thiết yếu cần có hằng ngày, thì đặc biệt cần phải bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ trí não giúp tăng cường khả năng hoạt động thần kinh của trẻ.

Thu Uyên (Tổng hợp)