Nhận định chứng khoán ngày 5/2/2021: Tâm lý thận trọng đang đè nặng

Cập nhật: 18:14 | 04/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán trong nước ngày 4/2 diễn ra khá tẻ nhạt. Sự phân hóa của nhóm cổ phiếu trụ cột đã khiến VN-Index liên tục trồi sụt quanh tham chiếu. Cùng với đó, thanh khoản trên toàn thị trường cũng ghi nhận giảm mạnh so với phiên trước. Điểm tích cực trong phiên hôm nay vẫn đến từ khối ngoại khi họ tiếp tục mua ròng 165 tỷ đồng, lực mua tập trung vào chứng chỉ FUEVFVND, VHM, VNM…

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam xin trích lược một số nhận định của các công ty chứng khoán về diễn biến giao dịch cho ngày 05/02/2021.

Tăng giảm đan xen

(CTCK Bảo Việt – BVSC)

Chốt phiên giao dịch ngày 4/2, chỉ số VnIndex tăng +0,09 điểm – đương đương +0,08%, lên mức 1.112,19 điểm. Chỉ số HnxIndex tăng +0,06 điểm – tương đương +0,03%, đóng cửa ở mức 223,68 điểm. VHM, VPB và SAB là 3 mã hỗ trợ tích cực nhất cho VnIndex trong ngày hôm nay, đóng góp +1,07, +0,75 và +0,53 điểm. Trong khi đó, VIC, VNM và NVL là 3 mã có tác động tiêu cực nhất lên chỉ số, lấy đi lần lượt -2,26, -0,50 và -0,40 điểm. Giá trị giao dịch đạt 12.431,85 tỷ VNĐ trên sàn HSX và 1.520,09 tỷ VNĐ trên sàn HNX. Khối ngoại mua ròng +159,21 tỷ VNĐ trên sàn HSX và +27,67 tỷ VNĐ trên sàn HNX.

Về diễn biến nhóm ngành, 6 trên 10 nhóm ngành tăng điểm trong phiên giao dịch ngày hôm nay. Dẫn đầu là ngành Viễn Thông (+3,57%) – được hỗ trợ bởi FPT (+3,57%). Ở chiều ngược lại, ngành Y Tế (-0,85%) là nhóm ngành giảm điểm mạnh nhất trong phiên hôm nay - do tác động tiêu cực từ sự giảm điểm của DHG (-0,99%), OPC (-6,98%) và TNH (-2,70%).

Thị trường dự báo sẽ tăng điểm nhẹ với diễn biến giằng co, tăng giảm đan xen trong phiên cuối tuần. Nếu Vn-Index đóng cửa cao hơn vùng 1115-1118 điểm, chỉ số sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự mạnh 1180-1200 điểm trong thời gian tới. Dòng tiền vào thị trường có thể bị suy giảm đôi chút do các nhà đầu tư hạn chế giao dịch trước kỳ nghỉ lễ dài ngày đang đến gần. Điều này có thể khiến diễn biến thị trường có sự phân hóa mạnh giữa các dòng cổ phiếu trong cận tết.

- Chiến lược đầu tư:

+ Duy trì tỷ trọng nắm giữ cổ phiếu trong danh mục ở mức 50-70% cổ phiếu. Nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao tiếp tục xem xét giải ngân tăng tỷ trọng trong các nhịp rung lắc, điều chỉnh của thị trường.

+ Đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao và có sử dụng margin vẫn nên tận dụng các phiên tăng điểm mạnh của thị trường để bán giảm tỷ trọng danh mục về mức an toàn.

0256-nhan-dinh
Ảnh minh họa

VN-Index sẽ tiếp tục giao dịch giằng co

(CTCK Asean - Aseansc)

Trong phiên giao dịch ngày 04/02, chỉ số VN-Index giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu, đóng cửa tăng gần 1 điểm do nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn giao dịch phân hóa. Kết thúc phiên giao dịch, chỉ số VN-Index tăng 0,9 điểm (tăng 0,08%), đóng cửa ở mức 1.112,19 điểm. Thanh khoản HOSE ở mức hơn 520 triệu cp (giảm 26%), giá trị hơn 12.400 tỷ đồng (giảm 23%). Độ rộng thị trường nghiêng về số mã giảm giá (209 mã tăng/ 220 mã giảm). Về phía nước ngoài, họ mua ròng hơn 163 tỷ đồng trên HOSE, tập trung chủ yếu vào FUEVFVND, VNM, và VHM.

Về kỹ thuật, đồ thị ngày VN-Index xuất hiện cây nến đỏ nhỏ dạng "Doji" tại vùng kháng cự 1.120 – 1.130 điểm, là tín hiệu khá tiêu cực. Điều này cho thấy đà tăng đang tạm thời chững lại. Do đó, Aseansc cho rằng, trong kịch bản tiêu cực, VN-Index sẽ kiểm tra vùng hỗ trợ gần 1.100 – 1.110 điểm, vùng hỗ trợ tiếp theo dự báo ở mức 1.080 – 1.090 điểm. Trong kịch bản tích cực, vùng kháng cự gần của VN-Index dự báo ở mức 1,120 – 1.130 điểm, vùng kháng cự tiếp theo dự báo ở mức 1.140 – 1.150 điểm.

Aseansc cho rằng khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục giao dịch giằng co trong vùng 1.100 – 1.130 điểm trước khi có xu hướng rõ ràng hơn trong một vài phiên 05/02 tới. Tỷ trọng danh mục đề nghị theo công thức Kelly: 50% tiền mặt/ 50% cổ phiếu.

Dòng tiền đầu tư có dấu hiệu chững lại

(CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BSI)

Xu hướng tăng điểm mạnh của VN-Index đã hạ nhiệt trong phiên 05/02. Dòng tiền đầu tư có dấu hiệu chững lại khi thị trường chỉ có 9/19 ngành tăng điểm. Thanh khoản giảm mạnh, biên độ thị trường thu hẹp và độ rộng thị trường cân bằng cho thấy hoạt động mua bán đang suy yếu trước kỳ nghỉ tết Nguyên Đán. Khối ngoại tiếp tục mua ròng trên cả hai sàn HOSE và HNX. BSC dự kiến thị trường sẽ không có biến động lớn trước kỳ nghỉ lễ khi các nhà đầu tư tập trung chuẩn bị cho dịp lễ tết trong những ngày tới kể từ 05/02.

Áp lực bán sẽ gia tăng

(CTCK Sài Gòn – Hà Nội - SHS)

VN-Index tăng điểm nhẹ trong phiên thứ ba liên tiếp (04/02) với thanh khoản khớp lệnh suy giảm và thấp hơn mức trung bình 20 phiên cho thấy tâm lý nghỉ Tết đang dần lan rộng hơn trong bối cảnh chỉ còn 3 phiên giao dịch nữa là đến kỳ nghỉ Tết.

Trên góc nhìn kỹ thuật, hiện tại đang là sóng tăng 5 cuối của chu kỳ tăng giá sau khi xác lập đáy sóng 4 quanh ngưỡng hỗ trợ tâm lý 1.000 điểm trong phiên 29/01 nên xác suất thị trường tăng điểm trong phiên tiếp theo được đánh giá cao hơn.

Tuy nhiên, áp lực bán trong phiên 05/02 sẽ gia tăng khi một bộ phận nhà đầu tư quyết định chốt lời một phần danh mục trước kỳ nghỉ Tết. Theo đó, xu hướng trung hạn vẫn là tích cực nhưng xu hướng ngắn hạn có thể là nghiêng về giằng co trong 3 phiên tới kể từ 05/02 với việc thanh khoản suy giảm dần.

Những nhà đầu tư đã mua một phần danh mục quanh ngưỡng 1.040 điểm (fibonacci retracement 38,2% sóng 3) trong phiên 1/2 và phiên 2/2 có thể tận dụng những nhịp tăng điểm trong phiên 05/02 tới để chốt lời ngắn hạn. Đối với tầm nhìn trung hạn, nhà đầu tư có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu với kỳ vọng sóng 5 sẽ vượt đỉnh 1.200 điểm trong thời gian tới. Giao dịch sử dụng margin nắm giữ qua kỳ nghỉ Tết kéo dài 7 ngày không được khuyến khích tại thời điểm hiện tại.

Các nhịp chốt lời sẽ tiếp tục diễn ra

(CTCK MB - MBS)

Thị trường chứng khoán trong nước kéo dài chuỗi tăng điểm lên phiên thứ 3 liên tiếp. Áp lực chốt lời diễn ra ở phiên chiều nhưng thị trường đã nhanh chóng vượt qua cùng với sự hỗ trợ của khối ngoại tiếp tục mua ròng. Đóng cửa, chỉ số VN-Index tăng 0,9 điểm lên 1.112,19 điểm, trong đó chỉ số VN30 giảm 0,24 điểm còn 1,117,74 điểm. Độ rộng thị trường cân bằng, toàn thị trường có 209 mã tăng/220 mã giảm, ở rổ VN30 có 10 mã tăng, 14 mã giảm và 6 mã giữ tham chiếu.

Thanh khoản thị trường hạ nhiệt so với phiên trước đó với giá tṛi khớp lệnh đạt gần 10.775 tỷ đồng. Giao dịch khối ngoại diễn biến tích cực khi mua ròng với tổng giá trị gần 180 tỷ đồng.

Về kỹ thuật, mô hình đáy đảo chiều cũng đã được xác nhận ở phiên 03/02 khi thị trường tạo mô hình The island Gap, bên cạnh đó các chỉ báo kỹ thuật cũng đang ủng hộ cho nhịp phục hồi. Nhịp tăng vừa qua đưa chỉ số Vnindex vượt đường MA50, các nhịp chốt lời như trong phiên chiều nay sẽ tiếp tục diễn ra trong các phiên sau khi lượng hàng T+ đang ở trang thái lãi ngắn hạn. Ngưỡng cản của thị trường có thể ở vùng 1.130 – 1.160 điểm, các nhịp điều chỉnh vẫn là cơ hội để cơ cấu danh mục.

Những nhận định của các công ty chứng khoán là nguồn thông tin tham khảo, các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

Phiên giao dịch ngày 5/2/2021: Những cổ phiếu cần lưu ý

Các công ty chứng khoán vừa đưa ra báo cáo phân tích đối với một số cổ phiếu tâm điểm cho phiên giao dịch 5/2/2021, ...

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h hôm nay 4/2/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như VND, ITA, HHP… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam cập ...

Khối ngoại tiếp tục mua ròng phiên 4/2/2021

Kết phiên giao dịch ngày 4/2/2021, khối ngoại tiếp tục mua ròng 165 tỷ đồng trên toàn thị trường trong đó lực mua tập trung ...

Nguyễn Thanh