Nhà đầu tư ngoại “săn” tài sản nợ xấu

Cập nhật: 11:10 | 25/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được xem là động lực rất lớn cho phát triển thị trường bất động sản (BĐS). Khả năng cao từ việc thu lợi nhuận. Trong thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư ngoại lại tăng cường tìm kiếm BĐS nợ xấu để mua và tái cấu trúc.  

nha dau tu ngoai san tai san no xau Dư nợ tín dụng bất động sản chiếm khoảng 16,6% tổng tín dụng
nha dau tu ngoai san tai san no xau Sacombank rao bán chục lô đất “béo” để thu hồi nợ
nha dau tu ngoai san tai san no xau Dòng vốn tư nhân “sẵn sàng” cung ứng cho ngành bất động sản

Trong bối cảnh nền kinh tế đã vượt qua cơn suy thoái, BĐS hâm nóng trở lại và làn sóng đầu tư FDI đang bùng nổ. Điều này giải thích vì sao xuất hiện ngày càng nhiều công ty xử lý nợ (AMC) của các nhà đầu tư sành sỏi trong và ngoài nước.

nha dau tu ngoai san tai san no xau
Ảnh: Nguồn Internet

Mới đây, công ty chuyên tái cấu trúc tài sản xấu của Nhật Bản là Samurai Power bất ngờ đặt chân vào thị trường Việt Nam, khi rót 31 triệu USD mua lại một lượng cổ phần trong IDS Equity Holdings (Việt Nam). IDS Equity Holdings được biết đến là công ty chuyên tái cơ cấu, cũng như đầu tư vốn nhắm tới các doanh nghiệp gia đình, doanh nghiệp nhà nước có tiềm năng trong lĩnh vực phát triển sản xuất và kinh doanh thương mại.

Trong khi đó, Samurai Power sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong việc xử lý NPLs tại Nhật Bản và nước ngoài, với giá trị mỗi tài sản lên đến hàng chục tỷ yên. Cách đi của nhà đầu tư này là tái cơ cấu hoạt động của doanh nghiệp, bơm thêm tín dụng cũng như theo đuổi các chiến lược M&A để thu lợi nhuận.

Theo đó, cần phải có cơ sở hạ tầng cho thị trường này như hình thành sàn giao dịch mua bán nợ (nơi đấu giá mua bán nợ), minh bạch tất cả thông tin về khoản nợ bao gồm nợ ở đâu, thuộc loại hình nào, giá trị nguyên thủy bao nhiêu, giá trị thị trường bao nhiêu...

Trên cơ sở đó, các bên sẽ mua, bán các khoản nợ thông qua đấu giá. Điều này cho thấy cơ cấu vốn đầu tư vào thị trường BĐS còn bất cập, tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt khi Nhà nước đưa ra các chính sách hạn chế dòng tiền chảy vào BĐS.

Ở khía cạnh đem lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế, vốn ngoại đổ vào nông nghiệp, y tế, giáo dục… sẽ tốt hơn. Lúc này, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Nhà nước cần được điều chỉnh để dòng vốn này chảy vào những lĩnh vực Việt Nam cần.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước vẫn cần tiếp tục hỗ trợ để thị trường BĐS phát triển lành mạnh, minh bạch và tăng trưởng ổn định để giúp hệ thống ngân hàng có điều kiện giải quyết các món nợ xấu có tài sản đảm bảo bằng BĐS, tạo điều kiện giảm lãi cho vay với các doanh nghiệp BĐS kinh doanh hiệu quả.

Hoài Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm