Ngàn doanh nghiệp "ngóng" chung một giải pháp "chiến lược"

Cập nhật: 15:41 | 08/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Đối với một nền kinh tế có độ mở, xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất cao trong GDP như Việt Nam, thị trường bên ngoài với những biến động khó lường có thể tạo ra những cú sốc khó có thể dự đoán...

Mới đây, một tổng hợp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi đến Thủ tướng Chính phủ cho biết, gần 85% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết họ đã bị mất hoặc thu hẹp thị trường tiêu thụ sản phẩm; gần 60% doanh nghiệp bị thiếu vốn hoặc dòng tiền kinh doanh; 92% số doanh nghiệp cho biết doanh thu năm 2020 của họ bị sụt giảm so với năm 2019, trong đó có 20% doanh nghiệp sụt giảm doanh thu trên 50%.

ngan doanh nghiep ngong chung mot giai phap chien luoc

Tình hình ảnh hưởng đều nghiêm trọng đối với tất cả các nhóm doanh nghiệp, trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là khối doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 30% doanh nghiệp cho biết họ chỉ có thể duy trì hoạt động được từ 1 - 3 tháng; 50% duy trì hoạt động không quá 6 tháng; 20% duy trì hoạt động không quá 12 tháng và điều đó có nghĩa là 80% doanh nghiệp sẽ ngừng sản xuất - kinh doanh sau 1 năm nếu dịch bệnh kéo dài như hiện nay.

Hệ lụy tất yếu là việc làm, thu nhập của người lao động bị co hẹp. Gần 80% doanh nghiệp thông báo sẽ phải giảm lao động, trong đó mức cắt giảm lao động phổ biến từ 10% đến 50%. Số lao động bị mất việc làm có thể lên tới hàng triệu người trong thời gian tới.

Bức tranh chung của nền kinh tế cũng được vẽ bằng những con số đáng lo ngại. Đơn cử, sản xuất công nghiệp trong 4 tháng đầu năm chỉ tăng 1,8%, thấp nhất trong nhiều năm qua; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ 4 tháng, nếu tính cả yếu tố giá cả, giảm tới 9,6% so với cùng kỳ.

Riêng trong tháng 4, mức giảm lên tới 26% so với cùng kỳ do cả nước thực hiện giãn cách xã hội. Số lượng doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động đã tăng tới 33,6%...

Thực tế này cho thấy, nếu không nhanh chóng vực dậy nền kinh tế, hệ lụy là khôn lường. Tâm lý lo lắng về một cuộc suy thoái, khủng hoảng kinh tế rất phổ biến khi có tới gần 2/3 lãnh đạo doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát của VCCI bày tỏ về e ngại này. Suy nghĩ như vậy sẽ dẫn tới hành động phòng thủ, bằng chứng là nhiều doanh nghiệp đã tìm mọi cách bán ra các khoản đầu tư trái phiếu chính phủ, vốn được coi là tài sản thanh khoản, chia nhỏ các khoản tiền thường để trong tài khoản thanh toán vào các kỳ hạn tiền gửi ngắn hạn...

Đối với một nền kinh tế mở và xuất nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất cao trong GDP như Việt Nam, thị trường ngoại vi với những biến động khó lường có thể tạo ra những cú sốc khó có thể dự đoán.

Các số liệu chính thức cho thấy, đóng cửa biên giới với Trung Quốc dẫn tới việc sụt giảm 22 - 24% kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Trong khi đó, việc xuất siêu cao và tăng liên tục sang thị trường Mỹ cũng không bền vững. Nếu không kiên quyết hành động, Việt Nam có thể bỏ lỡ “thời cơ vàng” khi đã khống chế và kiểm soát được dịch bệnh sớm hơn, tốt hơn.

Rút kinh nghiệm từ việc kiến nghị quá nhiều nhưng lại quá ít đề xuất được tiếp thu và triển khai, lần này tại cuộc đối thoại với Thủ tướng Chính phủ, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam chỉ mang tới duy nhất một đề xuất đó là đơn giản hóa và xem xét bãi bỏ mã số, mã vạch trên bao bì sản phẩm xuất khẩu.

Trong hơn 100 kiến nghị được VCCI tập hợp, các giải pháp về đơn giản hóa thủ tục hành chính, cấp phép đầu tư và thanh kiểm tra cũng đứng đầu về yêu cầu cần giải quyết sớm.

Trong thời gian qua, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao những quyết sách nhanh gọn từ cơ quan quản lý. Chẳng hạn, chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đối với Bộ Tài chính liên quan đến việc hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi khoản 3, Điều 8, Nghị định số 20/2017/NĐ-CP của Chính phủ về trần chi phí lãi vay được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của các doanh nghiệp có hoạt động liên kết... Khoảng 5.000 tỷ đồng sẽ được giảm cho các doanh nghiệp có hoạt động này.

ngan doanh nghiep ngong chung mot giai phap chien luoc

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trong phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4/2020 vào đầu tuần này cũng đã nhấn mạnh rằng, phải sớm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội.

Dẫn lại dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về tăng trưởng GDP của Việt Nam năm nay, theo đó đạt khoảng 2,7%, cao nhất khu vực Đông Nam Á, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta phải “đạt cao hơn mức này”. Có tăng trưởng mới giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội tốt nhất.

Đầu tư công đang được chờ đợi là liều thuốc nhanh, mạnh để “kéo đẩy” cả nền kinh tế chạy đà trở lại.

Tuy nhiên, nói như lãnh đạo một doanh nghiệp chuyên tham gia các dự án xây dựng cầu đường, nếu không có cách triển khai cụ thể và rốt ráo thì giải ngân đầu tư công sẽ tiếp tục tắc vì từ thực tế hoạt động của doanh nghiệp cho thấy, sẽ không có lãnh đạo địa phương nào dám trực tiếp ký vào các quyết định để đưa tiền vào dự án nếu vướng mắc về các thủ tục, luật và các văn bản dưới luật không được “tháo gỡ”.

Chính phủ cũng đã thảo luận về Nghị quyết tháo gỡ khó khăn, giải ngân vốn đầu tư công, phục hồi sản xuất - kinh doanh, cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng sau cuộc họp trực tuyến cuối tuần này, sẽ có nhiều quyết sách mới được ban hành, giúp Việt Nam tận dụng được thời điểm vàng để tái thiết nền kinh tế.

ngan doanh nghiep ngong chung mot giai phap chien luoc Tại sao doanh nghiệp chỉ kiểm toán 1 lần trong năm?

Trong Bản tin quản trị công ty do Sở GDCK TP.HCM và Deloitte phát hành cuối tháng 4 vừa qua, ông Jon Raphael, Phó Tổng ...

ngan doanh nghiep ngong chung mot giai phap chien luoc Thủ tướng: Không ‘than nghèo, kể khổ’ mà khơi dậy quyết tâm vươn lên

Sáng 6/5, chủ trì cuộc họp nghe các bộ, ngành báo cáo về công tác chuẩn bị cho Hội nghị giữa Thủ tướng với các ...

ngan doanh nghiep ngong chung mot giai phap chien luoc Nhìn lại tháng 4, thấy nhiệm vụ kinh tế cả năm

KTCKVN - Tại phiên họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 4/2020, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã báo cáo tình ...

Yến Thanh

Tin cũ hơn
Xem thêm