Năm 2021, hồ tiêu Việt Nam sẽ giảm diện tích và tăng chất lượng

Cập nhật: 14:30 | 14/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Khảo sát mới đây của Hiệp hội tiêu Việt Nam (VPA) cho thấy, dù diện tích giảm nhưng các vườn tiêu canh tác theo hướng sạch, bền vững, sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ đang ngày càng nhân rộng.

Giá thép hôm nay 14/1: Thép thanh tiếp đà giảm

Thực phẩm khô đồng loạt tăng giá những ngày cận Tết 2021

Cảnh báo hoa Trung Quốc đội lốt hoa Đà Lạt tràn lan trên thị trường

Cụ thể, tại Bà Rịa - Vũng Tàu là 53.000 đồng/kg; Bình Phước là 52.500 đồng/kg; Đắk Lắk, Đắk Nông 52.000 đồng/kg; Gia Lai và Đồng Nai ở mức 50.500 đồng/kg.

Khảo sát mới đây của Hiệp hội tiêu Việt Nam (VPA) cho thấy, dù diện tích giảm nhưng các vườn tiêu canh tác theo hướng sạch, bền vững, sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ đang ngày càng nhân rộng.

Nguyên nhân một phần là do nông dân không đủ điều kiện đầu tư trong bối cảnh giá xuống thấp và hơn hết nhận thức của người dân được nâng cao. Do đó, hồ tiêu được kỳ vọng đạt chất lượng tốt trong mùa vụ tới.

2844-xuatkhautieu
Năm 2021, hồ tiêu Việt Nam sẽ giảm diện tích và tăng chất lượng

Về phía doanh nghiệp, với tình hình xuất khẩu khó khăn như hiện nay đã chuyển hướng mở rộng tiêu thụ ở thị trường nội địa.

Trên thế giới, mức giá thu mua trung bình trong năm 2020 tại Ấn Độ là 315 rupee/kg, giảm 25 rupee so với 2019. Giá bán thấp, nhập khẩu với giá rẻ hơn trong khi chi phí sản xuất lại cao hơn là những vấn đề lớn mà thị trường hạt tiêu tại nước này đang phải đối mặt.

Ngoài ra, giá tiêu thế giới còn bị áp lực bởi các nước sản xuất tiêu lớn như Brazil, Campuchia,… tăng sản lượng.

Trong năm 2020, Nga tăng nhập khẩu hạt tiêu từ một số thị trường cung cấp chính như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, nhưng giảm từ nhiều thị trường cung cấp khác. Đơn cử, nhập khẩu hạt tiêu của Nga từ Việt Nam trong 10 tháng năm 2020 đạt 6.100 tấn, trị giá 15,54 triệu USD, tăng 7,9% về lượng và tăng 9,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Thị phần hạt tiêu của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Nga chiếm 74,7% trong 10 tháng năm 2020, cao hơn so với 68,56% thị phần trong 10 tháng năm 2019.

Cuối tháng 12/2020, nguồn cung hạt tiêu mới chưa có, lượng tồn kho giao dịch ít. Nguồn cung bị gián đoạn do giá cước tàu tăng, doanh nghiệp phải thỏa thuận với khách hàng về việc giao hàng.

Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ ở mức thấp do các nước bước vào kỳ nghỉ đón năm mới 2021. Cuối tháng 12/2020, giá hạt tiêu xuất khẩu tại Brazil và Malaysia ổn định so với cuối tháng 11/2020, trong khi giá tại Ấn Độ, Indonesia, Việt Nam và Trung Quốc tăng.

Theo ước tính, xuất khẩu hạt tiêu tháng 12/2020 đạt 23 nghìn tấn, trị giá 62 triệu USD, tăng 0,3% về lượng và tăng 2,5% về trị giá so với tháng 11/2020, so với tháng 12/2019 tăng 38% về lượng và tăng 54,4% về trị giá.

Năm 2020, xuất khẩu hạt tiêu ước đạt 288 nghìn tấn, trị giá 665 triệu USD, tăng 1,2% về lượng, nhưng giảm 6,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu tháng 12/2020 ước đạt mức 2.696 USD/tấn, tăng 2,2% so với tháng 11/2020 và tăng 11,9% so với tháng 12/2019. Năm 2020, giá xuất khẩu bình quân hạt tiêu ước đạt mức 2.313 USD/tấn, giảm 7,9% so với năm 2019.

Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Nga, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 10 tháng năm 2020 đạt 8,14 nghìn tấn, trị giá 19,66 triệu USD, giảm 1,0% về lượng và giảm 5,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Thanh Hằng