Thực phẩm khô đồng loạt tăng giá những ngày cận Tết 2021

Cập nhật: 10:04 | 14/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Do các món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Việt thường sử dụng nhiều thực phẩm khô như măng khô, miến, mộc nhĩ, nấm hương,... nên gần Tết các loại thực phẩm này đồng loạt tăng giá.

Giá gas hôm nay 14/1: Nhích nhẹ

Giá heo hơi hôm nay 14/1: Miền Trung tăng mạnh

Năm 2020, xuất khẩu cao su thu về gần 2,4 tỷ USD

Cụ thể, cách đây một tháng, người tiêu dùng mua măng khô loại ngon có giá 170.000 đồng/kg, miến 80.000 đồng/kg, nấm hương 150.000 đồng/kg, mộc nhĩ 150.000 đồng/kg. Nhưng đến nay giá những thực phẩm khô này đã tăng đáng kể. Tùy từng loại ngon hay nhu cầu người mua thì các sản phẩm khô có nhiều loại giá khác nhau. Cũng tùy vào nhiều cửa hàng bán đồ khô. Ví dụ, măng khô tăng lên 250.000 đồng/kg, miến loại ngon tăng lên 120.000 đồng/kg, nấm hương rừng 320.000 đồng/kg, mộc nhĩ 170.000 đồng/kg.

0241-thucpham141
Gần Tết, hàng loạt thực phẩm bắt đầu tăng giá

Tuy tăng giá nhưng một số tiểu thương tại Hà Nội cho biết, nếu tuần trước, họ vẫn bán hàng theo túi nhỏ cho khách mua lẻ từ 2-5 lạng để gia đình ăn hàng ngày thì giờ chuyển sang đóng gói từ 5 lạng đến 1kg trở lên để bán cho khách mua sắm tích trữ Tết và hàng vẫn rất hút khách.

Không chỉ tại chợ dân sinh mà chợ mạng cũng xuất hiện nhiều topic rao bán măng khô, nấm hương, miến, mộc nhĩ có nhãn mác phục vụ Tết Nguyên đán. Giá những thực phẩm khô này cũng tăng so với trước, song vẫn thu hút sự chú ý của người mua. Nhiều chị em công sở tranh thủ mua sắm sớm, nhất là đồ khô, nhằm tránh bị ép giá và đỡ vội ngày Tết.

Bên cạnh thực phẩm khô thì nhiều mặt hàng khác cũng như thịt bò, thịt bê, các loại gia cầm tăng giá. Cụ thể, thịt bò, thịt bê tăng khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg, tùy loại. Các mặt hàng rau xanh, cá tươi đang giữ mức giá bán ổn định.

Để chuẩn bị nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu mua sắm cao điểm của người dân trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, ngành Công thương đang triển khai thực hiện công tác đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường phục vụ Tết.

Để tạo thuận lợi cho người dân mua sắm Tết, các doanh nghiệp cung ứng hàng Tết cũng đã xây dựng quầy hàng sản phẩm và niêm yết giá theo cam kết. Việc dự trữ, cung cấp nguồn lương thực, hiện nay, tại các trung tâm thương mại, siêu thị quy mô, nhóm thực phẩm, gồm: Thịt gia súc, đặc biệt là thịt lợn, thịt bò, thịt gà có nguồn gốc xuất xứ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã được các đơn vị kinh doanh này nhập về khối lượng lớn hơn.

Theo Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), Bộ Công thương nhận định sức mua trên thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán 2021 sẽ tăng từ 15-20%, trong đó tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm. Hiện người dân đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các hàng hóa chất lượng cao, có nguồn gốc rõ ràng. Nhu cầu tiêu dùng của người dân về hàng hóa thiết yếu sẽ bắt đầu tăng cao vào 30, 31/1/2021 (rơi vào những ngày cuối tuần và là ngày 18, 19 tháng Chạp âm lịch) và vào ngày 6, 7/2/2021 (25, 26 tháng Chạp âm lịch).

Thanh Hằng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm