Masan thành công huy động 1.000 tỷ đồng từ kênh trái phiếu

Cập nhật: 16:58 | 16/12/2020 Theo dõi KTCK trên

CTCP Tập đoàn Masan (Mã: MSN) mới đây đã công bố hoàn tất phát hành hai lô trái phiếu với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền huy động được sẽ dùng để góp thêm vốn điều lệ cho công ty con là công ty TNHH The Sherpa.

CC1 về tay ai sau cuộc “thoái lui” của Bộ Xây dựng?

“Sức khỏe” Mộc Châu Milk ra sao trước khi lên UPCOM?

Được giao quản lý khối tài sản nghìn tỷ tại 22 sân bay, ACV “rộng đường” chuyển niêm yết HOSE?

Mới đây, Tập đoàn Masan đã công bố hoàn tất phát hành hai lô trái phiếu với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng (mỗi lô có giá trị 500 tỷ đồng) được phát hành trong giai đoạn 24/11 - 14/12/2020. Trái chủ phần lớn là tổ chức trong nước.

Lô trái phiếu thứ nhất lãi suất năm đầu tiên cố định 9,9% và cố định 10% mỗi năm ở lô trái phiếu thứ hai.

Các trái phiếu này có kỳ hạn 36 tháng, không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm và xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp đối với tổ chức phát hành.

Theo kế hoạch phát hành được công bố trước đó, toàn bộ số tiền 1.000 tỷ đồng Masan huy động được sẽ sử dụng để góp thêm vốn điều lệ cho công ty con là công ty TNHH The Sherpa.

4751-masan
Kết quả chào bán trái phiếu của MSN. (Nguồn: Masan Group).

Được biết, 2 lô trái phiếu huy động nêu trên nằm trong đợt phát hành trái phiếu lần 2 năm 2020 của Masan. Sau đợt phát hành, tổng nợ của công ty tăng lên 26.183 tỷ đồng. Trong đó, nợ dài hạn chiếm 19.755 tỷ đồng, bao gồm 17.100 tỷ đồng trái phiếu.

Trước đó trong lần phát hành 1, Masan đã phát hành 4 loại trái phiếu, tổng giá trị lên tới 1.600 tỷ đồng.

Công ty còn có kế hoạch sẽ phát hành lần thứ 3 với quý mô lên tới 1.400 tỷ đồng, chia làm 3 loại trái phiếu.

Như vậy, tổng giá trị trái phiếu của Masan sau 3 lần phát hành lên tới 4.000 tỷ đồng.

Hành lang pháp lý đối với trái phiếu doanh nghiệp hiện nay

Nghị định số 81/2020/NĐ-CP ngày 9/7/2020 (Nghị định 81) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP ngày 04/12/2018 về phát hành trái phiếu doanh nghiệp chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2020.

Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về phát hành trái phiếu doanh nghiệp ban hành cuối năm 2018 đã thuận lợi cho doanh nghiệp huy động vốn từ trái phiếu trong giai đoạn từ 2019 đến nay.

Theo Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), trong năm 2019, tổng số trái phiếu doanh nghiệp phát hành là 280.141 tỷ đồng, tăng 25% so với năm 2018. Lượng phát hành lớn trong năm cũng khiến quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tăng từ 9% GDP (2018) lên khoảng 11,3% GDP (2019), tổng lượng trái phiếu lưu hành đạt gần 670.000 tỷ đồng.

Mặc dù đây là tín hiệu tốt cho nền kinh tế và hệ thống tài chính, nhưng với mức tăng trưởng như vậy cho thấy dấu hiệu của sự phát triển "nóng".

Ngoài các nhà đầu tư có tổ chức, nhà đầu tư chuyên nghiệp (là những nhà đầu tư có khả năng phân tích và chấp nhận rủi ro khi đầu tư trái phiếu), sự gia tăng đầu tư của các nhà đầu tư cá nhân (bao gồm cả những nhà đầu tư không có năng lực phân tích, đánh giá mà chỉ quan tâm đến lãi suất) sẽ dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư, doanh nghiệp phát hành và tính ổn định của thị trường.

Không những vậy, trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cũng đã xuất hiện những méo mó khi có hiện tượng doanh nghiệp phát hành trái phiếu với khối lượng lớn gấp nhiều lần so với vốn chủ sở hữu, liên tục huy động thông qua chia nhỏ thành nhiều đợt phát hành và tăng mức lãi suất để thu hút nhà đầu tư cá nhân nhỏ, lẻ. Rõ ràng là thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đang tiềm ẩn rủi ro.

Vì vậy, Nghị định 81 được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 163 (2018), qua đó củng cố chặt chẽ nền tảng pháp lý cho trái phiếu doanh nghiệp.

Thu Thủy