Lợi nhuận Cao su Tân Biên (RTB) giảm hơn 15% trong quý II/2022

Cập nhật: 10:48 | 13/07/2022 Theo dõi KTCK trên

CTCP Cao su Tân Biên (UPCoM: RTB) công bố BCTC công ty mẹ quý II với doanh thu thuần tăng 48% lên 213,3 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế giảm 15,3% còn 55,9 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Doanh thu tài chính đi ngang ở mức 2,8 tỷ đồng. Trong quý II đơn vị ghi nhận 59,2 triệu đồng chi phí lãi vay và không còn khoản 1,1 tỷ đồng chi phí tài chính khác. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều ghi nhận mức tăng lần lượt là 84,8% và 45% lên 2,1 tỷ đồng và 5,7 tỷ đồng. Ngoài ra, thu nhập khác từ việc thanh lý cây cao su trong quý II giảm gần 13% còn 65,6 tỷ đồng.

Lợi nhuận Cao su Tân Biên (RTB) giảm hơn 15% trong quý II/2022
Công ty mẹ Cao su Tân Biên (RTB) lợi nhuận giảm hơn 15% trong quý II/2022

Kết quả lợi nhuận sau thuế giảm 15,3% còn 55,9 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 635 đồng, cùng kỳ 751 đồng.

Lũy kế 6 tháng, công ty đạt 347,1 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 39,5%, lãi sau thuế 94,4 tỷ đồng, tăng 5,4%. Lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng từ 1.018 đồng lên 1.073 đồng.

Theo lý giải doanh nghiệp, lợi nhuận quý II sụt giảm là do tổng chi phí tăng mạnh hơn tổng doanh thu. Tổng chi phí tăng 50,6% lên 212,4 tỷ đồng, bởi tăng sản lượng tiêu thụ kéo theo tăng chi phí giá vốn. Trong khi đó, tổng thu nhập tăng 26,8% lên 281,7 tỷ đồng do tình hình kinh tế phục hồi, sản lượng cao su tiêu thu tăng 1.874,2 tấn so với cùng kỳ, tuy nhiên giá bán bình quân giảm 1,8 triệu đồng/tấn.

Tại thời điểm cuối quý II, công ty mẹ Cao su Tân Biên có quy mô tài sản đi ngang so với đầu năm ở mức 1.547,7 tỷ đồng. Tài sản dài hạn chiếm 68% với 1.053 tỷ đồng, trong đó 850,4 tỷ đồng là đầu tư tài chính dài hạn. Riêng khoản đầu tư góp vốn vào công ty con là Cao su Tân Biên – Kampong Thom là 795 tỷ đồng.

Về tài sản ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn gấp 4,8 lần lên 71,6 tỷ đồng, với khoản trả trước cho người bán ngắn hạn tăng từ 1,7 tỷ đồng lên 57 tỷ đồng. Nguyên nhân biến động là do đơn vị phát sinh 29,3 tỷ đồng trả trước cho Caoutchouc Mekong Co. Ltd, và 24,1 tỷ đồng cho công ty TNHH PT CS Tân Biên – Kampong Thom.

Hàng tồn kho giảm 64% còn 60,6 tỷ đồng chủ yếu do giá trị hàng hóa còn 9,5 tỷ đồng, bằng 7,8% con số đầu năm.

Về nguồn vốn, tính đến 30/6 vay nợ dài hạn đi ngang ở mức 8,7 tỷ đồng, chiếm phần lớn tổng nợ vay tài chính. Vay ngắn hạn giảm từ 185 triệu đồng xuống 92,4 triệu đồng. Phải trả cho người bán ngắn hạn giảm từ 71,8 tỷ đồng còn 806,4 triệu đồng, bởi đơn vị không còn khoản nợ với Đầu tư Phát triển Nhà Rồng, Tân Biên - Kampong Thom Aphivath Caoutchouc Company Ltd., Cao su Tân Biên – Kampong Thom và công ty TNHH Xây dựng – Cầu đường Nam Phát.

Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 144,2 tỷ đồng, quỹ đầu tư phát triển 246,1 tỷ đồng và vốn góp chủ sở hữu gần 879,5 tỷ đồng.

Quý I/2022, doanh thu thuần tăng 33% so với cùng kỳ

Quý I/2022, RTB ghi nhận doanh thu thuần tăng 33% so với cùng kỳ đạt 234,93 tỷ đồng. Giá vốn hàng bán tăng ít hơn mức tăng của doanh thu nên biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 29,1% lên 35,8%.

Kỳ này, chi phí tài chính giảm 39,50% do lãi vay giảm. Song doanh thu tài chính tăng 88,9% lên gần 9 tỷ đồng do lãi chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ tăng 4,18 tỷ đồng. Chi phí bán hàng đi ngang trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp giảm 16%

Kết quả, doanh nghiệp cao su này thu về 89,84 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, gấp gần 2,5 lần so với thực hiện năm trước. Phần lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ là 62,58 tỷ đồng, tăng 71,5%.

Lý giải cho kết quả lợi nhuận và doanh thu tăng trong quý này, HĐQT công ty cho rằng tình hình kinh thế đang phục hồi, sản lượng cao su tiêu thụ tăng hơn so với kỳ trước. Bên cạnh đó, việc tăng sản lượng khai thác cũng làm cho giá vốn trên mỗi tấn mủ cao su giảm 10,73%. Ngoài ra, Cao Su Tân Biên có phát sinh thu nhập khác chủ yếu từ thanh lý cây cao su thu về 40,58 tỷ đồng.

Tính đến cuối quý này, Cao Su Tân Biên có 2.812 tỷ đồng tổng tài sản, tăng 1% so với đầu năm. Trong đó, tiền và tương đương tiền tăng 16,2%, đạt mức 309 tỷ đồng. Phải thu ngắn hạn tăng gần 30% đạt 22,77 tỷ đồng, hàng tồn kho tăng 5,5% lên 202,76 tỷ đồng.

Về nguồn vốn, công ty giảm nợ vay ngắn hạn từ 59,06 tỷ đồng xuống còn 24,41 tỷ đồng; giảm vay dài hạn 3% còn 322,76 tỷ đồng. Tổng nợ vay giảm 11,5%, chỉ bằng 1/7 so với vốn chủ sở hữu.

Trong báo cáo thường niên 2021 mới được công bố, Cao su Tân Biên đã đặt kế hoạch kinh doanh 2022 cho công ty mẹ với tổng doanh thu dự kiến đạt 524,25 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế là 116,14 tỷ đồng giảm 34% so với thực hiện 2021. Cổ tức dự kiến tối thiểu ở mức 5%.

Về kết quả kinh doanh năm 2021, doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu 892,37 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 338,91 tỷ đồng, lần lượt tăng 33,01% và 49,88% so với thực hiện năm 2020.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Cao Su Tân Biên (RTB) doanh thu thuần tăng 33% so với cùng kỳ

Cao Su Tân Biên (UPCoM: RTB) vừa công bố BCTC quý I. Theo đó, doanh thu thuần tăng 33% so với cùng kỳ đạt 234,93 ...

Cao su Tân Biên chốt quyền trả cổ tức bằng tiền theo tỷ lệ 10%

TBCKVN - Thông tin từ Công ty Cổ phần Cao su Tân Biên (UPCoM – Mã chứng khoán: RTB) cho biết, ngày 3/12 sẽ chốt ...

Doanh nghiệp cao su “ăn nên làm ra” trong quý 1

Việc giá xuất khẩu cao su Việt Nam tăng cao đã giúp kết quả kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp ngành cao su ...

Hoàng Đức

Tin cũ hơn
Xem thêm