Khôi phục hương vị nước mắm truyền thống trước nguy cơ thất truyền

Cập nhật: 22:13 | 05/02/2021 Theo dõi KTCK trên

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có bề dày kinh nghiệm làm nước mắm truyền thống đã từ nhiều đời nay nên anh Nguyễn Hữu Phương, sinh năm 1988, Phường Bắc Sơn, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã được kế thừa những tinh túy từ cha ông truyền lại. Tốt nghiệp cử nhân học viện Tài chính, đang có công ăn việc làm ổn định, nhưng anh Phương vẫn luôn ấp ủ tâm nguyện khôi phục lại nghề nước mắm truyền thống mà cha ông để lại đang đứng trước nguy cơ thất truyền.

Thanh Hóa duyệt quy hoạch chi tiết Khu đô thị hơn 117 ha

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra công điện khẩn phòng, chống dịch Covid-19

Phê duyệt lập điều chỉnh quy hoạch Quần thể khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp 1.492,68ha tại Bến En

5508-2fb22d5c4cc4bc9ae5d5
Sản phẩm nước mắm truyền thống của anh Phương

Mở nắp các chum sành xếp thành hàng chứa nước mắm nguyên chất, chỉ cần khuấy lên đã tỏa mùi thơm lừng ngào ngạt, kích thích vị giác người ăn. Những mẻ cá chích được đưa vào chum cùng với muối, sau một năm ròng rã cho ra từng giọt nước vàng óng rựng mùi thơm tinh khiết, cũng là lúc anh Phương lại bận rộn ra biển chọn những thuyền cá tươi ngon nhất chuẩn bị vụ nước mắm mới. Lần lượt giở từng nắp chum trong xưởng, anh Nguyễn Hữu Phương giới thiệu cho chúng tôi đây là lứa cá chích ngon nhất sẽ cho ra nước mắm thượng hạng, không pha màu, mùi, không chất bảo quản....

Theo anh Nguyễn Hữu Phương, đã có thời gian người dân biển chẳng còn mặn mà với nghề làm nước mắm truyền thống vì ủ cả năm chỉ cho được một mẻ nước mắm. Trong khi nhiều loại nước chấm công nghiệp ra đời sản xuất nhanh, giá rẻ bèo đã hạ gục nghề nước mắm truyền thống bởi họ làm truyền thông tốt. Còn người làng nghề nước mắm truyền thống làm ra sản phẩm tốt nhưng lại không biết quảng bá sản phẩm, nghề không sống được với thời cuộc, người làng chài dần bỏ sản nghiệp tổ tiên...

Khơi dây hương vị nước mắm truyền thống
Anh Nguyễn Hữu Phương giới thiệu về quy trình ủ mắm

Xót xa cho nghề là động lực thôi thúc anh quyết tâm khôi phục lại sản nghiệp tiền nhân đang đứng trước nguy cơ thất truyền. Năm 2016, biết anh Phương quyết định đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất nước mắm anh Nguyễn Tiến Phúc tham gia góp vốn và đặt tên cho sản phẩm của mình là (Nước Mắm Bông Sen). Khởi đầu hành trình đầu tư cơ sở sản xuất nước mắm Bông Sen cũng là bắt đầu thực hiện mơ ước khôi phục lại thương hiệu nước mắm quê hương. Được bố mẹ truyền nghề cộng với sự tìm tòi, học hỏi những cái mới, anh Phương đã định hình được đặc điểm nổi bật, vượt trội của nước mắm hoàn toàn khác biệt vì anh đã cải tiến nhiều như, giải quyết được vấn đề độ mặn và mùi quá nồng của cá…

Anh Phương chia sẻ, để cho ra được sản phẩm nước mắm ngon, điều đặc biệt tạo nên thương hiệu nước mắm Bông Sen chính là nằm ở công thức chế biến gia truyền với nguyên liệu chính là cá trích tươi không sử dụng chất bảo quản, loại cá này chính vụ ngư dân thường đánh bắt vào tháng 2 âm lịch vì vào thời điểm này cá trích béo, có lượng đạm cao.

Qúa trình muối cá cũng rất cầu kỳ tiến hành từng bước, trộn muối cá với theo tỷ lệ phù hợp và trộn thật đều, không làm cá bị nát, xếp từng lượt vào chum đựng cá sau đó phía trên đặt một vỉ đan bằng tre và được nén bằng đá, dùng vãi màn sạch đậy thật kín miệng chum, bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, kín gió, giữ nhiệt độ vừa phải. Sau 3 tháng mở nắp chum, lúc này cá đã lên men và chuyển thành chượp dùng thanh tre đánh kỹ, đều sau 10 đến 12 tháng là có thể tiến hành rút nước mắm nguyên chất thành phẩm hay gọi là nước mắm cốt.

Khơi dây hương vị nước mắm truyền thống
Cá trích tươi được xếp từng lượt vào chum phía trên đặt một vỉ đan bằng tre và được nén bằng đá, dùng vãi màn sạch đậy thật kín miệng chum, bảo quản nơi khô ráo, sạch sẽ, kín gió, giữ nhiệt độ vừa phải ủ nhiều tháng

Để có được những lít nước mắm thơm ngon thì vào thời điểm chính vụ khi ngư dân đánh bắt về, anh Phương thường ra tận bến để lựa chọn và thu mua cá trực tiếp. Chính vì có kinh nghiệm lựa chọn cá nên sản phẩm nước mắm Bông Sen của anh luôn giữ được mùi vị đặc trưng của nghề truyền thống bao đời nay. Điều đặc biệt nhất đối với sản phẩm nước mắm Bông Sen là hàm lượng Histamine đạt 222 mg/l dưới ngưỡng quy định 400mg/l của tổ chức WHO. Do làm từ cá tươi, ủ sạch nên nước mắm Bông Sen có hương vị thơm nhẹ, vị mặn vừa phải chứ không giống như các sản phẩm mắm thủ công truyền thống khác.

Để giữ uy tín và thương hiệu cho sản phẩm của mình, chống tình trạng hàng nhái hàng giả, anh Phương đã đăng ký tên miền, Website: mambongsen.com.vn để thuận tiện cho việc quảng bá độc quyền sản phẩm, đồng thời anh cũng đang phát triển ý tưởng kết hợp với khách hàng trong nước để mở các tour trải nghiệm làm nước mắm ngay tại xưởng. Nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và tạo cho sản phẩm có nét riêng biệt so với các loại nước mắm khác trên thị trường anh Phương thiết kế vỏ hộp mang màu sắc riêng biệt màu trắng với logo nổi mang thương hiệu Bông Sen.

Khơi dây hương vị nước mắm truyền thống
Bà Nguyễn Thị Hằng, nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đến thăm xưởng chế biến nước mắm của gia đình anh Phương tại Quảng Đại - TP Sầm Sơn

Theo đó, anh nhập vỏ chai thủy tinh hoàn toàn mới từ Sài Gòn, thiết kế logo, nắp đậy để thuận tiện cho quá trình mở, rót và bảo quản nước mắm. Gần đây, xưởng sản xuất nước mắm của anh Phương đã cho ra thị trường hai loại sản phẩm đó là nước mắm cô đặc và nước mắm nguyên chất. Nước mắm cô đặc là được cô lại từ nước mắm nguyên chất, loại cô đặc có giá 550 nghìn đồng/lít, loại không cô đặc có giá 220 nghìn đồng/lít, toàn bộ được đóng vào chai thủy tinh 500ml gọn nhẹ, phù hợp với khách hàng.

Được biết, trước đây về truyền thống nghề cá gia đình anh Phương đã vinh dự được Chủ tịch nước Trần Đức Lương tặng cup Diên Hồng và gần đây tháng 7/2020, công ty anh đã vinh dự được Nguyên Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Nguyễn Thị Hằng đến thăm xưởng chế biến nước mắm tại Quảng Đại nhân dịp chuyến đi công tác của bà.

Theo anh Phương, mặc dù đã đầu tư rất kỹ lưỡng cho chất lượng và mẫu mã của sản phẩm, nhưng để nước mắm truyền thống Bông Sen được bày bán rộng rãi trên thị trường thì cũng không phải là ít khó khăn. Bên cạnh đó, việc mở rộng diện tích đầu tư nhà xưởng để sản xuất kinh doanh là cả một kế hoạch dài hơi.

Cử nhân học viện tài chính về quê khôi phục lại nghề nước mắm truyền thống trước nguy cơ thất truyền.
Anh Nguyễn Tiến Phúc người tham gia góp vốn cùng anh Nguyễn Hữu Phương xây dựng thương hiệu nước mắm truyền thống từ cá trích mang thương hiệu Bông Sen

Hiện nước mắm Bông Sen của anh Phương xuất ra thị trường vẫn đang còn hạn chế, chủ yếu cho các đối tác quan hệ cá nhân. Tuy còn nhiều khó khăn nhưng xưởng sản xuất nước mắm của anh Phương cũng đã giải quyết được việc làm thường xuyên cho 8 lao động gia đình, với thu nhập ổn định hàng tháng, ngoài ra vào thời điểm chính vụ cơ sở còn tạo được việc làm cho hàng chục lao động thời vụ, thu nhập đạt mức lương trong ngày.

Để tồn tại và duy trì được nghề làm nước mắm truyền thống như của anh Phương, cần có sự giúp đỡ của chính quyền các cấp luôn hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân gìn giữ và phát huy làng nghề truyền thống và trong tương lai, việc sử dụng những sản phẩm sạch, an toàn sẽ là xu hướng của nghề mắm và từ đây người tiêu dùng sẽ quay trở về với nước mắm truyền thống.

Đây là cơ hội để những người sản xuất nước mắm sạch được sống với nghề và gìn giữ được những giá trị truyền thống của ông cha. Với tâm huyết và niềm đam mê với nghề nước mắm truyền thống anh Phương vẫn tự tin nước mắm truyền thống luôn có chỗ đứng vững chắc trong mỗi bữa ăn người Việt và hoàn toàn có thể thành sản phẩm tiến ra thị trường thế giới nếu được đầu tư bài bản.

Kiều Vượng