Hủy đấu giá lô cổ phiếu của Thăng Long (TTL)

Cập nhật: 14:09 | 17/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) thông báo không tổ chức phiên bán đấu giá cả lô cổ phần của Tổng Công ty Thăng Long - CTCP (HNX: TTL) do Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sở hữu vào ngày 21/6/2022.

0455-tl
Hủy đấu giá lô cổ phiếu của Thăng Long (TTL). Hình minh họa

Theo đó, đến hết thời hạn đăng ký, vẫn không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia đấu giá lô cổ phần của TTL do SCIC sở hữu.

Theo quy định tại Điều 13 Quy chế bán đấu giá cả lô cổ phần TTL do SCIC sở hữu ban hành kèm theo Quyết định số 341/QĐ-SGDHN ngày 25/05/2022 của Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), cuộc đấu giá không đủ điều kiện để tổ chức.

Do đó, HNX thông báo phiên đấu giá dự kiến tổ chức ngày 21/6/2022 không diễn ra như kế hoạch.

Về thông tin chào bán, SCIC dự chào bán đấu giá 10,5 triệu cổ phiếu, chiếm 25,05% vốn tại TTL. Giá khởi điểm cho cả lô cổ phần gần 195 tỷ đồng - tương ứng bình quân 18.530 đồng/cổ phiếu. Mức giá này cao hơn thị giá chốt phiên 16/6 là 13.900 đồng/cổ phiếu.

Hiện TTL có vốn điều lệ hơn 419 tỷ đồng, ngoài SCIC nắm giữ 25,5%, TTL còn có cổ đông lớn là CTCP TASCO với tỷ lệ sở hữu 38,61% vốn cổ phần. Ngoài ra, TTL nắm quyền kiểm soát tại 3 công ty con: CTCP Cầu 1 Thăng Long (82,65%), CTCP Cầu 35 Thăng Long (65%), Công ty TNHH BOT Cầu Yên Lệnh (64,3%).

Hoạt động chính của TTL là xây dựng công trình giao thông, tập trung vào các lĩnh vực chính như xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải và công nghiệp, dịch vụ phụ trợ xây dựng cầu đường. TTL được đánh giá là một trong những đơn vị xây lắp có nguồn lực tài chính và thi công thuộc loại chắc chắn, nhiều kinh nghiệm.

Xét về hoạt động kinh doanh, năm 2021, TTL ghi nhận doanh thu 1.129,92 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 8,47 tỷ đồng, lần lượt tăng 75,45% và giảm 29,5%. Công ty cho biết doanh thu năm tăng đột biến do việc triển khai 2 dự án cao tốc Bắc - Nam nên doanh thu tăng mạnh.

TTL hiện có 3 công ty con và 3 công ty liên kết. Trong đó, năm 2021, 1/3 công ty con lỗ là Công ty TNHH BOT Cầu Yên Lệnh lỗ 1,9 tỷ đồng và 2/3 công ty con có lãi là Công ty cổ phần Cầu 1 Thăng Long và Công ty cổ phần Cầu 35 Thăng Long, lần lượt lãi 0,21 tỷ đồng và 0,51 tỷ đồng.

Đối với công ty liên kết, trong năm 2021, có 1/3 công ty lỗ là Công ty tNHH Bê tông Mekong Thăng Long với giá trị lỗ 0,26 tỷ đồng và còn lại 2 công ty liên kết đều lãi là Công ty TNHH Kết cấu thép Mitsui Thăng Long lãi 9,4 tỷ đồng và Công ty TNHH BOT đường 188 lãi 17,1 tỷ đồng.

Tính tới 31/3/2022, tổng tài sản của TTL tăng 1,5% so với đầu năm lên 2.231,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu các khoản phải thu ngắn hạn đạt 1.131,6 tỷ đồng, chiếm 50,7% tổng tài sản; tài sản cố định đạt 419,2 tỷ đồng, chiếm 18,8% tổng tài sản; tồn kho đạt 391,99 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng tài sản và các tài sản khác.

Tính tới cuối quý I/2022, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng thêm 73,7 tỷ đồng, tương ứng tăng 15,2% so với đầu năm lên 558,8 tỷ đồng và chiếm 25% tổng nguồn vốn.

"Sân sau" Chủ tịch HĐQT VNE mua xong 3 triệu cổ phiếu dưới vùng đáy

Từ cuối tháng 3/2022, giá cổ phiếu VNE bắt đầu lao dốc, chạm đáy 10.400 đồng/cp vào ngày 16/05 và hiện đang có dấu hiệu ...

ĐHĐCĐ GVR: Dự kiến lợi nhuận đi ngang, chia cổ tức tỷ lệ 5% năm 2022

Sáng ngày 17/06, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022. GVR dự kiến ...

Buồn của cổ đông TGG

Được biết, giá cổ phiếu TGG từng lập đỉnh vào tháng 9/2022 với mức giá 74.800 đồng/cổ phiếu. Trong vòng 3 tháng trở lại đây, ...

Quỳnh Nga