ĐHĐCĐ GVR: Dự kiến lợi nhuận đi ngang, chia cổ tức tỷ lệ 5% năm 2022

Cập nhật: 10:41 | 17/06/2022 Theo dõi KTCK trên

Sáng ngày 17/06, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022. GVR dự kiến lợi nhuận đi ngang, chia cổ tức tỷ lệ 5% năm 2022.

Theo đó, GVR đánh giá 2022 tiếp tục là năm đầy khó khăn, thách thức, nhất là với lĩnh vực cao su, ngành nghề kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao nhất của Tập đoàn. Giá bán mủ tuy có tín hiệu khởi sắc nhưng vẫn ở mức thấp. Sản phẩm gỗ và công nghiệp cao su tiếp tục chịu áp lực cạnh tranh gay gắt; việc phát triển khu công nghiệp chưa thuận lợi về cơ chế thuê đất, giao đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất…

3905-gvr
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR)

Ngoài ra, các yếu tố như dịch bệnh COVID-19 vẫn tiềm ẩn rủi ro; cuộc chiến thương mại, tiền tệ giữa các nước lớn, đặc biệt xung đột quân sự Nga - Ukraine khiến giá các loại hàng hóa trên thị trường tăng cao tạo áp lực lạm phát, chi phí sản xuất tăng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu sụt giảm… sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.

Với những nhận định trên, GVR đặt mục tiêu doanh thu năm 2022 đạt 29.707 tỷ đồng, tăng gần 5% so với năm 2021. Tuy nhiên, mục tiêu lãi sau thuế chỉ ở mức 5.340 tỷ đồng, đi ngang so với kết quả năm trước.

Về phía công ty mẹ, kế hoạch doanh thu là 4.460 tỷ đồng, tăng 12,4%; lãi sau thuế 2.300 tỷ đồng, giảm 1,4% so với kết quả năm trước. Tỷ lệ cổ tức năm 2022 dự kiến là 5% bằng tiền mặt. Còn với năm 2021, tỷ lệ chia cổ tức dự kiến là 4,1%.

Trong năm nay, công ty sẽ tập trung phát triển 5 mảng kinh doanh chính gồm nông nghiệp, khu công nghiệp, công nghiệp cao su, chế biến gỗ, thủy điện nhằm đảm bảo nguồn thu ổn định. Đơn vị cũng lên kế hoạch tiết giảm đầu tư, chỉ đầu tư những hạng mục cần thiết để cân đối nguồn vốn, tập trung trả nợ vay ngân hàng nhằm giảm áp lực tài chính trước mắt.

Cùng với đó, Tập đoàn sẽ tiếp tục thực hiện các nội dung tái cơ cấu toàn diện sau cổ phần hóa như thoái vốn đầu tư ngoài ngành; sáp nhập doanh nghiệp; phát triển các khu công nghiệp trên đất cao su bao gồm mở mới và mở rộng các dự án.

Tập đoàn và các đơn vị thành viên sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển các dự án khu công nghiệp/cụm công nghiệp trên đất cao su chuyển đổi theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt (dự án Nam Tân Uyên/An Điền mở rộng tại tỉnh Bình Dương, dự án Hiệp Thạnh tại tỉnh Tây Ninh…).

Theo đó, GVR dự kiến chi hơn 2.360 tỷ đồng cho hoạt động đầu tư trong năm nay, trong khi mức thực hiện năm trước chỉ gần 312 tỷ đồng.

Lãi ròng hơn nghìn tỷ trong quý I/2022

Về tình hình kinh doanh, theo BCTC hợp nhất Quý I/2022 cửa GVR, doanh thu thuần đạt 4.893 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp kỳ này đạt 1.470 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ từ 28,8% lên 30%.

Ba mảng kinh doanh mang lại nguồn doanh thu chính cho GVR là mủ cao su, sản phẩm từ cao su và chế biến gỗ. Tỷ trọng của ba mảng này trong tổng doanh thu tương ứng là 61%, 9,7% và 19,7%.

Về hoạt động tài chính, GVR ghi nhận doanh thu biến động không nhiều song chi phí tài chính gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái, đạt 145 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do kỳ trước có khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và chứng khoán kinh doanh mà kỳ này không có.

Bên cạnh đó, thu nhập khác cũng tăng cao đột biến lên 450 tỷ đồng, gấp 3,8 lần kỳ trước do kỳ này doanh nghiệp ghi nhận 293 tỷ đồng tiền bồi thường.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 1.315 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng kỳ này là 1.055 tỷ đồng.

Theo báo cáo thường niên 2021, năm nay VRG đặt mục tiêu tổng doanh thu 29.707 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6.480 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 4% so với thực hiện năm trước. Như vậy kết thúc quý I, tổng doanh thu đạt 16,5%, lợi nhuận trước thuế hoàn thành 23,1% kế hoạch năm.

Quy mô tài sản cuối kỳ là 79.340 tỷ đồng, chủ yếu tập trung ở tài sản cố định. Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn cuối kỳ là 8.764 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11% tổng nguồn vốn. Chi phí lãi vay trong kỳ là 126 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ đạt 53.917 tỷ đồng, lãi lũy kế là 6.618 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2022 - 2025, Tập đoàn sẽ tiếp tục làm việc với các cấp thẩm quyền địa phương và bộ ngành để làm tiền đề cho việc triển khai triển khai phát triển thêm 16.592 ha khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN/CCN). Trong đó, Tập đoàn làm chủ đầu tư 10.977 ha tại tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu, các đơn vị đầu tư 5.615 ha. Tổng diện tích phát triển KCN/CCN cho tầm nhìn năm 2025 dự kiến là 23.444 ha.

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/6 cổ phiếu GVR đứng tại mức 23.500 đồng/cổ phiếu với khối lượng khớp lệnh 1.704.900 đơn vị.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Tập đoàn Cao su (GVR) đặt mục tiêu lợi nhuận tăng nhẹ, dành 2.000 tỷ đồng trả cổ tức năm 2022

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (mã: GVR) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường ...

Cổ phiếu GVR liên tục trượt giá, thành viên HĐQT tranh thủ gom vào hơn 100.000 đơn vị

Trên thị trường, cổ phiếu GVR vừa trải qua giai đoạn giảm mạnh từ 18/4 đến 13/5, cổ phiếu GVR giảm 42,1% từ 36.800 đồng/cp ...

Mã GVR cắm đầu lao dốc, lãnh đạo nhanh tay đăng ký mua vào 130.000 cổ phiếu

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 21/4, cổ phiếu GVR giảm 2.050 đồng về 30.500 đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch trung bình phiên đạt ...

Thiên Ân

Tin cũ hơn
Xem thêm