Giấc mơ về thương hiệu việt, trước hết phải đặt niềm tin vào hàng Việt

Cập nhật: 12:31 | 30/10/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Từ trước tới nay, khi nói về các thương hiệu của Việt Nam thường chỉ tập trung vào các sản phẩm nông nghiệp. Vừa qua kiện VinFast ra mắt sản phẩm xe hơi tại Paris (Pháp) và Bphone3 quay trở lại thị đã thắp sáng niềm tin thương hiệu Việt sẽ đi xa hơn. Tuy nhiên, điều đó còn phụ thuộc vào sự đón nhận của người tiêu dùng đối với hàng Việt.  

giac mo ve thuong hieu viet truoc het phai dat niem tin vao hang viet Thương hiệu 'Vietnam' được định giá 235 tỷ USD
giac mo ve thuong hieu viet truoc het phai dat niem tin vao hang viet Doanh nhân Đỗ Quang Hiển: Giữ đam mê, xây thương hiệu Việt
giac mo ve thuong hieu viet truoc het phai dat niem tin vao hang viet 4 xu hướng xây dựng thương hiệu Việt Nam năm 2018

Khi nói về hương hiệu Việt Nam, thường câu trả lời đầu tiên sẽ nói về các sản phẩm nông nghiệp như gạo, cà phê, hạt điều, chè... Tuy vậy, có một thực tế là từ năm 2009 cho đến nay, nhóm mặt hàng điện tử, điện thoại di động luôn dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nhưng lại không thu hút sự chú ý người dùng.

Ông Hoàng Khải không phải doanh nhân thành đạt đầu tiên được biết tới bởi xây dựng thương hiệu thành công trên sự lừa dối. Sự "xui xẻo" xảy ra với thương hiệu Khaisilk chỉ là giọt nước tràn ly của cái gọi là: Nguy cơ suy thoái của thương hiệu Việt trước cơn lũ hàng Tàu. Những thương hiệu Việt vốn ít ỏi, "của tin còn một chút này" lại đang mong manh dễ vỡ hơn bao giờ hết. Thói quen ăn xổi, tư duy chụp giật, ngắn hạn của không ít doanh nhân Việt đang giết chết nhiều thương hiệu trong nước.

Trong lịch sử chúng ta từng có nhiều thương hiệu Việt được yêu mến và nhắc nhớ mãi như Cao sao Vàng, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, Xà phòng Cô Ba… Nhưng rồi những thay đổi của cơ chế thị trường, xu hướng hội nhập mạnh mẽ khiến cho nhiều thương hiệu từng có tiếng chỉ còn sống trong hồi ức của người Việt.

Hiện tại, hàng Việt Nam được người tiêu dùng toàn cầu đánh giá ở vị trí thứ 46/50 quốc gia tham gia khảo sát, một vị trí khá thấp và đồng nghĩa với nhận định: hàng Việt có chất lượng thấp và giá rẻ.

Những con số này cho thấy, để các thương hiệu Việt thành công thì điều kiện tiên quyết là phải chinh phục được niềm tin của người tiêu dùng nội địa. Chỉ khi nào chính người Việt Nam cảm thấy tin tưởng, tự hào về hàng hóa của nước mình thì mới tạo ra sự lan tỏa niềm tin cho người tiêu dùng ở các khu vực khác.

giac mo ve thuong hieu viet truoc het phai dat niem tin vao hang viet
Hình minh họa.

Vừa qua, khi Bphone hay VinFast được giới thiệu đến công chúng, rất nhiều ý kiến đã cho rằng các sản phẩm của những thương hiệu này không thể coi là xuất xứ Việt Nam (Made in Vietnam) vì phần lớn nguyên vật liệu và công nghệ đều được cung cấp bởi các đối tác nước ngoài.

Câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta dễ dàng chấp nhận và coi iPhone hay Nike là thương hiệu của Mỹ dù phần lớn các khâu sản xuất diễn ra ở nước ngoài, trong khi đối với các sản phẩm thương hiệu Việt nếu áp dụng mô hình tương tự thì lại không được ủng hộ? Người tiêu dùng Việt Nam chưa thoát khỏi tâm lý sính ngoại hay chưa đủ niềm tin đối với sản phẩm nội?

Và có một sự thật phải công nhận rằng, việc “nội địa hóa” dù chỉ một vài khâu trong quá trình sản xuất cũng luôn tốt hơn so với việc nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc. Thêm vào đó, ngày nay thương hiệu luôn chiếm tỷ trọng giá trị gia tăng cao nhất trong sản phẩm. Do đó, nếu có thể tạo ra những thương hiệu thuần Việt, thì đó chắc chắn là một tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế nước nhà. Cho dù không làm chủ toàn bộ công nghệ sản xuất sản phẩm, nhưng các thương hiệu Việt cũng sẽ tạo ra nhiều công ăn việc làm ở các công đoạn thiết kế, lắp ráp, phân phối sản phẩm.

Giấc mơ xây dựng thương hiệu Việt xa hay gần, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cách mà các doanh nghiệp xây dựng và củng cố niềm tin ở người tiêu dùng về hàng hóa Made in Vietnam.

Nguyễn My