Giá xăng dầu hôm nay 3/2/2023: Giảm nhẹ trên thị trường thế giới

Cập nhật: 06:49 | 03/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Kết thúc phiên giao dịch ngày 2/2, giá xăng dầu thế giới giảm chưa đến 1 USD, chịu tác động bởi các đơn đặt hàng nhà máy liên quan đến công nghiệp của Mỹ giảm trong bối cảnh đồng USD mạnh lên.

Giá xăng dầu hôm nay 31/1/2023: Biến động trái chiều trên hai sàn giao dịch

Giá xăng dầu hôm nay 1/2/2023: Thị trường thế giới tiếp đà leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 2/2/2023: Tăng mạnh do nguồn cung sụt giảm

Cụ thể, giá dầu Brent giảm 67 cent, tương đương 0,8%, xuống mức 82,17 USD/thùng. Giá dầu WTI của Mỹ giảm 53 cent, tương đương 0,7%, xuống mức 75,88 USD/thùng. Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Thương mại Mỹ, trong khi các đơn đặt hàng mới cho hàng hóa sản xuất của Mỹ tăng mạnh trong tháng 12 năm ngoái, thì các đơn đặt hàng thiết bị công nghiệp và máy móc khác lại giảm.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

John Kilduff, một đối tác tại Again Capital, nhận xét, dữ liệu nói trên cho thấy nền kinh tế Mỹ đang chậm lại, đặc biệt là về mặt công nghiệp, và điều này gây bất lợi cho xăng dầu. Theo Jim Ritterbusch của Ritterbusch and Associates, sự phục hồi của chỉ số USD, vốn đã chạm mức thấp nhất trong 9 tháng trước đó trong phiên giao dịch do đặt cược vào việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất thấp hơn, cũng gây áp lực lên giá dầu.

Ngày 1/2, Fed đã tăng lãi suất mục tiêu thêm 1/4 điểm phần trăm, nhưng cho biết sẽ tiếp tục tăng chi phí đi vay như một phần trong cuộc chiến chống lạm phát. “Lạm phát đã giảm bớt phần nào nhưng vẫn ở mức cao”, Ngân hàng Trung ương Mỹ cho biết trong một tuyên bố đánh dấu sự thừa nhận rõ ràng về những tiến bộ đạt được trong việc giảm tốc độ tăng giá từ mức cao nhất trong 40 năm đạt được vào năm ngoái.

Theo Reuters, trong khi lạm phát dường như đã chậm lại ở các nền kinh tế lớn trên thế giới, phản ứng của các ngân hàng trung ương và tốc độ mở cửa trở lại sau lệnh phong tỏa do dịch Covid-19 là không chắc chắn.

Craig Erlam, nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA, cho biết các nhà đầu tư đã trở nên kém tin tưởng hơn vào sức mạnh của triển vọng điều mà có thể thấy sẽ thay đổi liên tục trong quý đầu tiên của năm do thiếu khả năng hiển thị về lãi suất và quá trình chuyển đổi Covid của Trung Quốc.

Đà giảm của giá dầu được kìm lại một phần bởi lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với các sản phẩm tinh chế của Nga sẽ có hiệu lực vào ngày 5/2 có khả năng giáng một đòn mạnh vào nguồn cung toàn cầu.

OPEC+ đã giữ nguyên chính sách cắt giảm sản lượng năm ngoái trong bối cảnh hy vọng nhu cầu của Trung Quốc cao hơn và triển vọng không chắc chắn đối với nguồn cung của Nga. Theo một cuộc khảo sát của Reuters, sản lượng dầu của OPEC đã giảm trong tháng 1 do xuất khẩu của Iraq giảm và sản lượng của Nigeria chưa phục hồi. 10 thành viên của OPEC chỉ sản xuất 920.000 thùng/ngày, dưới mức sản lượng mục tiêu của OPEC+.

Tại thị trường trong nước, giá xăng E5 RON 92 không quá 22.329 đồng/lít; xăng RON 95 không quá 23.147 đồng/lít; dầu diesel không quá 22.524 đồng/lít; dầu hỏa không quá 22.576 đồng/lít và dầu mazut không quá 13.934 đồng/kg.

Doanh nghiệp có thể chưa được tự quyết giá bán xăng dầu

Bộ Công Thương vừa báo cáo Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu.

Theo quy định hiện hành, Nhà nước đưa ra giá cơ sở để làm căn cứ điều hành giá bán lẻ xăng dầu. Tức là, mức giá điều hành do Nhà nước công bố giống như mức trần để các doanh nghiệp tự xác định giá bán lẻ trong hệ thống. Ví dụ, tại kỳ điều hành ngày 30/1, liên bộ Công Thương - Tài chính công bố giá bán xăng RON 95-III là 23.147 đồng một lít; dầu diesel tối đa 22.524 đồng một lít... thì các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu công bố giá bán lẻ không được cao hơn mức này.

Theo dự thảo tờ trình gửi Thủ tướng, hai phương án điều hành giá xăng dầu vẫn được đưa ra. Phương án 1, tiếp tục điều hành giá theo quy định hiện nay, sửa công thức giá cơ sở theo hướng rà soát, bổ sung một số chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp chưa được tính trong giá cơ sở hiện hành, phương thức, tần suất xác định chi phí... để đảm bảo tính đúng, đủ, kịp thời các chi phí trong giá cơ sở do Nhà nước công bố.

Phương án 2, là Nhà nước chỉ công bố các yếu tố cấu thành, gồm giá thế giới (giá Platt’s), các loại thuế thu vào ngân sách, lợi nhuận định mức, mức trích lập, chi sử dụng Quỹ bình ổn giá... để định hướng việc tính, quyết định giá bán lẻ xăng dầu. Trên cơ sở các chi phí thực tế (chi phí kinh doanh, vận chuyển, premium...) doanh nghiệp tự xác định, công bố giá bán lẻ của mình và kê khai, báo cáo thay đổi giá về liên Bộ Công Thương - Tài chính để giám sát.

Khác với lựa chọn đưa ra hồi tháng 1 khi lấy ý kiến các bộ, ngành là cho doanh nghiệp được tự quyết giá bán, lần này Bộ Công Thương - một trong hai cơ quan điều hành xăng dầu, lại đề nghị chọn phương án 1, tức Nhà nước tiếp tục điều hành giá.

Tuy nhiên, công thức giá cơ sở sẽ được sửa đổi theo hướng rà soát, bổ sung một số chi phí thực tế phát sinh của doanh nghiệp chưa được tính, các quy định về phương thức xác định chi phí, tần suất xác định chi phí.

Giải thích thêm, Bộ này cho rằng, việc Nhà nước tiếp tục điều hành giá xăng dầu sẽ quản lý chặt chẽ giá bán trên thị trường là cần thiết, nhưng có sự điều chỉnh linh hoạt chi phí, rà soát tính đúng, đủ các chi phí phát sinh của doanh nghiệp. Ngoài ra việc quản lý như hiện nay sẽ cơ bản thống nhất giá giữa các địa bàn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm