Giá thép hôm nay 25/7/2022: Khởi sắc ngày đầu tuần

Cập nhật: 10:41 | 25/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 10h10 ngày 25/7 (theo giờ Việt Nam), giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 56 nhân dân tệ lên mức 3.883 nhân dân tệ/tấn. Hiện tại, các mức thuế đã được khôi phục sau khi Trung Quốc hoàn tất cuộc điều tra kéo dài một năm.

Giá thép hôm nay 21/7/2022: "Ngóng chờ" tin vui

Giá thép hôm nay 22/7/2022: Sắc xanh ngày cuối tuần

Giá thép trong nước tiếp tục điều chỉnh giảm lần thứ 10: Giảm 2,3 triệu đồng/tấn

Ngày 22/7, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, nước này sẽ gia hạn thuế chống bán phá giá đối với thép cán phẳng dạng hạt nhập khẩu từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Liên minh châu Âu (EU). Trong một tuyên bố được đưa ra, cơ quan này cho biết, các hạn ngạch thuế quan sẽ được gia hạn trong thời gian 5 năm kể từ ngày 23/7/2022.

Mức thuế chống bán phá giá được ấn định ở mức 39% và 45,7% đối với các công ty Nhật Bản - bao gồm JFE Steel Corp và Nippon Steel Corp, 37,3% cho các công ty Hàn Quốc và 46,3% cho các công ty EU.

Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)
Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet)

Tháng 6 năm ngoái, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới này cũng đã khởi động một cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thép cuộn cán phẳng từ Nhật Bản, Hàn Quốc và EU sau khi hết hạn áp dụng thuế trong 5 năm.

Hiện tại, các mức thuế đã được khôi phục sau khi Trung Quốc hoàn tất cuộc điều tra kéo dài một năm. Động thái này diễn ra sau khi các nhà sản xuất thép China Baoshan Iron and Steel và một đơn vị của Beijing Shougang thỉnh cầu rằng, việc chấm dứt thuế quan có thể dẫn đến bán phá giá hơn nữa.

Các nhà máy thép nhận định rằng, nếu điều đó xảy ra thì có thể làm tổn hại đến ngành thép trong nước một cách đáng kể, Reuters đưa tin. Vừa qua, Hiệp hội Thép Thế giới (World Steel) đã công bố số liệu sản lượng thép thô của 64 quốc gia trong tháng 6 năm 2022.

Theo báo cáo, sản lượng thép thô trong tháng 6 vừa qua đạt 158,1 triệu tấn, giảm 5,9% so với con số được ghi nhận trong tháng 6/2021. Cụ thể, tháng 6/2022 so với tháng 6/2021, châu Phi sản xuất 1,2 triệu tấn - giảm 18,7%; và châu Á và châu Đại Dương sản xuất 118,8 triệu tấn - giảm 3,1%.

Khối EU sản xuất 11,8 triệu tấn - giảm 12,2%. Các nước còn lại của châu Âu đạt 3,8 triệu tấn - giảm 10,9%. Trung Đông đạt 3,4 triệu tấn - giảm 5,0%. Bắc Mỹ đạt 9,6 triệu tấn - giảm 2,4%. Tương tự, Nga và các nước CIS, Ukraine sản xuất 5,9 triệu tấn - giảm 34,3% và khu vực Nam Mỹ sản xuất 3,7 triệu tấn - giảm 4,9%, theo World Steel.

Tại thị trường trong nước, ngày 22/7, nhiều doanh nghiệp sản xuất đồng loạt hạ 100.000 - 250.000 đồng/tấn giá các sản phẩm thép, hiện giá thép xây dựng đang ở mức 15,8 - 16,7 triệu đồng/tấn. Đây là đợt giảm thứ 3 trong tháng 7 và đợt thứ 10 kể từ ngày 11/5, theo số liệu của Steel Online.

Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 300.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 15,6 triệu đồng/tấn và 16,3 triệu đồng/tấn.

Còn tại miền Nam, Hòa Phát hạ 200.000 đồng/tấn với cả hai dòng thép, hiện thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 lần lượt ở mức 15,7 triệu đồng/tấn và 16,2 triệu đồng/tấn.

Tại miền Trung, giá thép cuộn CB240 giảm 100.000 đồng/tấn xuống còn 15,8 triệu đồng/tấn, còn giá thép D10 CB300 đi ngang ở mức 16,5 triệu đồng/tấn. Tương tự như Hòa Phát, thép Việt Ý cũng giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn với CB240 và D10 CB300, xuống còn 15,5 triệu đồng/tấn và 16,1 triệu đồng/tấn.

Thép Việt Đức hạ giá hai loại thép 310.000 đồng/tấn với CB 240 xuống còn 15,5 triệu đồng/tấn và giảm 200.000 đồng/tấn với thép D10 CB300 còn 16,1 triệu đồng/tấn.

Ngoài ra, thương hiệu thép miền Nam giảm 300.000 đồng/tấn và 210.000 đồng/tấn với thép CB240 và D10 CB300, xuống còn lần lượt 15,9 triệu đồng/tấn và 16,5 triệu đồng/tấn.

Hiệp hội Thép Việt Nam lý giải giá thép xây dựng có 10 đợt giảm liên tiếp với tổng mức 2,1-2,3 triệu đồng/tấn do nhu cầu thép giảm trong quý II. Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thép đi xuống cũng là một yếu tố khiến giá mặt hàng này liên tục điều chỉnh giảm trong hai tháng qua.

Tuy nhiên, trái ngược với sắt thép, giá một số vật liệu xây dựng khác vẫn đang trên đà tăng mạnh. Điển hình là xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm 2022 sau khi giá than đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái do nguồn cung thắt chặt. Giá cát bê tông cũng tăng lên hơn 20% so với hồi đầu tháng 6/2021. Các vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng biến động tăng nhẹ so với năm trước.

Tương tự, trong tháng 6, giá thép phế nội địa giảm mạnh từ 1.000-1.400 đồng, dao động 8.500-9.400 đồng/kg. Giá phế nhập khẩu giảm 130 USD/tấn giữ mức 370 USD/tấn CFR vào cuối tháng 6. Giá thép phế liệu loại HMS 1⁄2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á ở mức 395 USD/tấn CFR Đông Á ngày 11/7 giảm 100 USD/tấn so với hồi đầu tháng 6.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm