Giá thép hôm nay 19/1/2021: Quay đầu giảm trên sàn Thượng Hải

Cập nhật: 10:50 | 19/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 41 nhân dân tệ xuống mốc 4.332 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 10h00 (giờ Việt Nam).

Giá gas hôm nay 19/1/2021: Bật tăng trở lại

Giá lăn bánh xe Kia Sedona 2021 ngày 19/1/2021: Tặng camera hành trình

Giá điều xuất khẩu có thể phục hồi trong năm 2021?

Theo công bố mới nhất của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) vào ngày 18/1, đúng như dự đoán, sản lượng thép thô của Trung Quốc đã vượt mốc 1 tỷ tấn vào năm 2020 lên khoảng 1,05 tỷ tấn, tăng 5,2% so với năm 2019.

Ngược lại, mức tăng trưởng của ngành thép lại thấp hơn 3,1 điểm phần trăm so với năm ngoái.

4819-giathep191
Giá thép hôm nay quay đầu trên sàn Thượng Hải

Trận chiến chống lại COVID-19 trong các quý đầu tiên của năm 2020 đã ít nhiều ảnh hưởng đến sản lượng và nhu cầu tiêu thụ thép.

Tuy nhiên, sản lượng thép thô của Trung Quốc đã tăng trở lại kể từ tháng 4/2020 và dần tăng tốc trong những tháng cuối năm.

Nguyên nhân chủ yếu là do nhu cầu trong nước phục hồi đáng kể với việc nối lại các hoạt động kinh tế và công nghiệp cũng như đầu tư vào cơ sở hạ tầng.

Tính riêng trong tháng 12/2020, Trung Quốc đã sản xuất 91,3 triệu tấn thép thô, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi sản lượng hàng ngày cũng phục hồi 0,7% so với tháng trước đó.

Đối với thép thành phẩm, sản lượng trong cả năm 2020 cũng tăng hơn 7,7% lên mức 1,3 tỷ tấn. Riêng sản lượng của tháng 12 đạt 120,3 triệu tấn, tăng 12,8% so với mức tăng 10,8% vào tháng 11.

Để đạt được kết quả này, hầu hết các nhà sản xuất thép Trung Quốc đều cố gắng duy trì sản lượng thép thành phẩm ở mức cao nhất có thể. Bên cạnh đó, nhu cầu mạnh mẽ cả trong và ngoài nước trong nửa cuối năm 2020 cũng hỗ trợ tích cực cho kết quả này.

Cụ thể, lượng dự trữ 5 sản phẩm thép thành phẩm chính, bao gồm thép cây, thép cuộn, thép cuộn cán nóng, thép cuộn cán nguội và thép tấm, đạt 8,4 triệu tấn, hay chỉ tăng 2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết, sản lượng thép ở 64 quốc gia đã giảm 1,3% trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng của riêng Trung Quốc lại tăng 5,5%.

Thị trường đang mong đợi giá quặng sắt sẽ giảm nhẹ sau quý đầu tiên của năm 2021. Nhiều người dự đoán rằng, giá quặng sẽ giảm mạnh trong quý thứ hai và thậm chí giảm xuống mức 100 USD/tấn trong các quý tiếp theo.

Trước khi dữ liệu được công bố, giá quặng sắt đã bắt đầu giảm nhẹ do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc cho biết, ngành thép phải giảm sản lượng thép thô vào năm 2021 nhằm hạn chế lượng carbon theo kế hoạch.

Tại thị trường trong nước, giá thép xây dựng hiện dao động 14,9 - 15,1 triệu đồng/tấn (tùy chủng loại sản phẩm và doanh nghiệp), tăng hơn 1,3 triệu đồng/tấn so với tháng 10-2020.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong tháng 12-2020 vừa qua, giá các loại nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu và VN bị ảnh hưởng theo.

Tại thị trường nội địa, giá thép phế liệu tăng khoảng 1 triệu đồng/tấn, giữ mức 8,4 - 8,6 triệu đồng/tấn, phôi thép tăng 1,8 - 2 triệu đồng/tấn, tương ứng 13,4 - 13,6 triệu đồng/tấn. Trong khi đó, nguồn cung nhập khẩu thép phế liệu cũng nhảy vọt từ 135 USD/tấn lên 475 USD/tấn, phôi nhập khẩu dao động 586 - 588 USD/tấn, tăng 90 - 95 USD/tấn so với đầu tháng 11-2020.

Với giá thép phế liệu, quặng sắt nhập khẩu cảng Đông Á tăng bình quân 18 - 22% so với thời điểm đầu tháng 12-2020 và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, VSA dự báo giá nguyên liệu sản xuất thép các loại tiếp tục duy trì ở mức cao trong nửa đầu tháng 1-2020.

"Giá các loại nguyên liệu sản xuất thép, từ quặng sắt, than điện cực và thép phế liệu đều tăng cao bất thường, thiết lập giá mới trong ba năm gần đây là do căng thẳng thương mại giữa Úc và Trung Quốc cũng như xu hướng gia tăng bảo hộ thương mại, rủi ro tài chính trong bối cảnh kinh tế ảm đạm toàn cầu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19", một chuyên gia lâu năm trong ngành thép nhận định.

Linh Linh

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm