Giá thép hôm nay 18/1/2021: Vụt tăng mạnh, ghi nhận mốc 4.392 nhân dân tệ/tấn

Cập nhật: 11:31 | 18/01/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2021 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 24 nhân dân tệ lên mốc 4.392 nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào lúc 11h00 (giờ Việt Nam).

Đầu năm 2021, thị trường cà phê giao dịch trầm lắng

Giá gas hôm nay 18/1/2021: Dịch Covid-19 tiếp tục khiến giá gas giảm mạnh

Giá đường Việt Nam có thể "theo gót" đà tăng thế giới trong năm 2021?

Theo trang Trading Economics, giá quặng sắt giao đến cảng Thiên Tân của Trung Quốc hiện đang ở mức 170 USD/tấn, trong khi quặng có hàm lượng sắt 62% được báo giá là 169,8 USD tấn.

Sau khi tăng 80% trong toàn năm 2020, giá quặng sắt đã tăng từ 7,25% đến gần 9% cho các loại khác nhau chỉ trong thời gian từ đầu năm 2021 đến nay.

Nguyên nhân chính khiến giá quặng sắt tăng vọt là do sản lượng thép kỷ lục của Trung Quốc và nguồn cung thiếu hụt tại một số quốc gia vẫn đang lao đao dưới tác động của COVID-19.

2954-giathep181
Giá thép hôm nay vụt tăng mạnh, ghi nhận mốc 4.392 nhân dân tệ/tấn

Hiệp hội Thép Thế giới cho biết, sản lượng thép ở 64 quốc gia đã giảm 1,3% trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 11 năm ngoái. Trong khi đó, sản lượng của riêng Trung Quốc lại tăng 5,5%.

Thị trường đang mong đợi giá quặng sắt sẽ giảm nhẹ sau quý đầu tiên của năm 2021. Nhiều người dự đoán rằng, giá quặng sẽ giảm mạnh trong quý thứ hai và thậm chí giảm xuống mức 100 USD/tấn trong các quý tiếp theo.

Hiện tại, các sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) và mạ kẽm nhúng nóng cực kỳ khó mua do nhu cầu ô tô lớn, thời gian giao hàng kéo dài và giá nhập khẩu đắt đỏ.

Kể từ đầu tháng 12/2020, giá HRC ở Bắc Âu đã tăng 21% so với tháng trước đó. Riêng tại Ý, mức giá đã được điều chỉnh tăng 25%. Thị trường hiện đang kỳ vọng lượng hàng tồn kho sẽ cao hơn trong tháng 1 này.

Một nguồn tin từ nhà máy ở Đức cho biết, chỉ có sự tác động lớn như đại dịch COVID-19 xảy ra vào đầu năm ngoái mới có thể ngăn chặn đà tăng giá.

Các nước thuộc khối Liên minh Châu Âu (EU) có khả năng sẽ chứng kiến lượng hàng nhập khẩu trong quý I và mức công suất bổ sung. Điều này cho thấy sự cân bằng tốt hơn giữa cung và cầu trên thị trường.

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), trong năm 2020 doanh nghiệp nước ta bán ra tổng cộng 23,45 triệu tấn thép các loại, tăng 1,4% so với năm 2019.

Bán hàng thép xây dựng giảm 1,2% nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất (44,6%) trong tổng cơ cấu tiêu thụ theo ngành hàng. Tiêu thụ thép cuộn cán nguội (CRC) cũng giảm 5,2% so với năm trước. Sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng (HRC), tôn mạ và ống thép tăng lên nhưng không tới 10%.

Ở mảng thép xây dựng, doanh nghiệp dẫn đầu là Tập đoàn Hòa Phát (Mã: HPG) nâng thị phần từ 26,2% năm 2019 lên 32,5% năm 2020. Cái tên số 2 là Tổng Công ty thép Việt Nam (VNSteel) cũng cải thiện thị phần từ 15,9% lên 16,1%. Doanh nghiệp đứng thứ 3 là Vina Kyoei bị giảm từ 8,6% còn 8%.

Với mảng ống thép, hai cái tên lớn nhất là Hòa Phát và Hoa Sen (Mã: HSG) cũng gia tăng cách biệt với nhóm đứng sau. Cụ thể, tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long nâng thị phần từ 31,5% lên 31,7%, doanh nghiệp của Chủ tịch Lê Phước Vũ tăng từ 15,3% lên 16,8%.

Ở thị trường tôn mạ, Hoa Sen tiếp tục khẳng định ưu thế của mình khi tăng thị phần từ 29,5% lên 33,4%.

Với thép cuộn cán nóng (HRC), Formosa Hà Tĩnh vẫn là tên tuổi lớn nhất khi cung cấp tới 86,6% lượng sản phẩm toàn thị trường. Tuy nhiên Formosa không còn vai trò độc tôn như trước vì kể từ tháng 8/2020, Hòa Phát cũng đã bắt đầu sản xuất HRC.

Thu Uyên

Tin cũ hơn
Xem thêm