Giá heo hơi hôm nay 29/7/2021: Điều chỉnh tại một số địa phương

Cập nhật: 06:58 | 29/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh nhẹ tại một số địa phương ở hai miền Bắc - Nam. Hiện nay, giá thu mua heo hơi dao động trong khoảng 52.000 - 56.000 đồng/kg. Người chăn nuôi heo nhỏ lẻ gặp khó khăn khi sản phẩm không tiêu thụ được do dịch bệnh COVID-19.

Dự báo giá heo hơi ngày 29/7/2021: Đà giảm vẫn sẽ duy trì tại nhiều địa phương?

Giá heo hơi hôm nay 28/7/2021: Hàng loạt địa phương quay đầu giảm

Dự báo giá heo hơi ngày 28/7/2021: Các tỉnh thành sẽ điều chỉnh tăng?

Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi hôm nay giảm nhẹ. Cụ thể, hai tỉnh Yên Bái và Hà Nam cùng hạ nhẹ một giá, hiện đang giao dịch chung mốc 55.000 đồng/kg.

Mức giá thu mua heo hơi thấp nhất khu vực là 54.000 đồng/kg, được chứng kiến tại các tỉnh Lào Cai, Phú Thọ và Tuyên Quang. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 54.000 - 56.000 đồng/kg.

Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên đi ngang so với ngày hôm qua. Trong đó, thương lái tại hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An đang giao dịch tại ngưỡng 56.000 đồng/kg, cao nhất khu vực.

Mức giá thấp nhất là 54.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Quảng Trị. Các địa phương còn lại đều giao dịch ổn định với giá 55.000 đồng/kg.

Giá heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 54.000 - 56.000 đồng/kg.

5708-giaheohoi297
Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh nhẹ tại một số địa phương (Ảnh minh họa)

Tại miền Nam, giá heo hơi không có nhiều biến động mới so với ngày hôm qua. Hiện tại, hầu hết thương lái tại các địa phương đều đang thu mua heo hơi quanh mốc trung bình là 53.000 đồng/kg.

Tỉnh Đồng Tháp đang giao dịch ở ngưỡng 54.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Riêng tỉnh Long An nhích nhẹ một giá lên mốc 53.000 đồng/kg.

Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg.

Với giá heo giảm như hiện nay, những trang trại heo chủ động được con giống có thể cầm cự được còn những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang rơi vào tình cảnh thua lỗ. Trong khi đó, theo Cục Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chăn nuôi nông hộ hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn, khoảng 10 triệu hộ.

Khi giá heo giảm sâu, thiệt thòi heo nhất vẫn là ở những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ bởi họ hoàn toàn bị động về con giống, thức ăn chăn nuôi và khâu tiêu thụ, theo VTV.

Không chỉ giá thức ăn lại tăng cao, người chăn nuôi còn gặp khó khi chậm tiêu thụ sản phẩm do việc vận chuyển bị ùn ứ tại các chốt kiểm dịch COVID-19 ở rất nhiều khu dân cư, tỉnh lộ, quốc lộ.

Hạn chế dịch bệnh lây lan và tiết kiệm chi phí nhờ chủ động con giống

Đầu tư chăn nuôi lợn hơn 5 năm nay, gia đình chị Nguyễn Thị Nga (xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng) duy trì chăn nuôi ổn định qua các đợt dịch tả lợn châu Phi và các đợt trượt giá lợn hơi những năm 2018, 2019. Chia sẻ kinh nghiệm trong chăn nuôi, chị Nga cho biết: Sau một thời gian chăn nuôi nhỏ lẻ và không tự chủ con giống, tôi nhận thấy lợi nhuận rất bấp bênh. Vì vậy, năm 2017, sau khi mở rộng quy mô chuồng trại, chăn nuôi tlợn phương pháp an toàn sinh học, thay vì mua lợn giống như trước đây, tôi quyết định nuôi 50 con lợn nái nền để tự chủ nguồn cung con giống.

Gia đình chị Nga duy trì phương thức chăn nuôi an toàn dịch bệnh và chủ động trong hạch toán chi phí nên lợi nhuận ổn định. Hiện gia đình chị có 50 con lợn nái, 200 con lợn thịt. Riêng năm 2020, doanh thu từ chăn nuôi của gia đình đạt gần 2 tỷ đồng.

Theo thống kê của ngành chức năng, từ khi dịch tả lợn châu Phi tái phát, nguồn cung thịt lợn khan hiếm, nhu cầu tái đàn của người chăn nuôi tăng vọt khiến giá con giống tăng tlợn. lợn giống hiện có giá khoảng 2,2 - 3,5 triệu đồng/con (trọng lượng 8 - 10 kg/con), giá lợn hậu bị khoảng 14 - 16 triệu đồng/con và giá lợn đực giống hơn 30 triệu đồng/con. Với giá trên thì chi phí con giống đang chiếm 30 - 45% giá sản xuất. Nếu các trang trại, hộ chăn nuôi không tự chủ được con giống sẽ rất khó đảm bảo được lợi nhuận và chưa tính đến các rủi ro nếu mua phải con giống kém chất lượng.

Bà Phạm Thị Hoa, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết: Những năm gần đây, dịch bệnh trên vật nuôi diễn biến phức tạp, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi đã gây thiệt hại nhiều đàn lợn kéo tlợn giá lợn giống tăng và nhiều thời điểm người dân rất khó khăn trong mua con giống. Đứng trước những khó khăn đó, nhiều trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi đã chuyển đổi mô hình sang tự sản xuất con giống, mang lại hiệu quả kép: Vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa giảm chi phí sản xuất, mang lại lợi nhuận cao. Thống kê của ngành, toàn tỉnh có gần 46.000 con lợn nái sinh sản và có khả năng sản xuất được khoảng 900.000 lợn con/năm. Số lượng lợn giống phần lớn ở các trang trại, hộ chăn nuôi quy mô lớn với quy trình nuôi khép kín, chỉ sản xuất con giống để tái đàn tại chỗ.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, để đảm bảo chăn nuôi bền vững, các trang trại, gia trại cần quan tâm đến nhu cầu thực tế của thị trường, tránh tình trạng khi thấy giá lợn thịt tăng mà tái đàn ồ ạt dẫn đến cung vượt cầu, gây tổn thất kinh tế.

Bên cạnh đó, cần thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn sinh học. Khi mua lợn nái phục vụ sinh sản, người chăn nuôi cần đặc biệt quan tâm nguồn gốc giống, tiêm đầy đủ vaccine phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm cho lợn mẹ, lợn con và chăm sóc tlợn đúng quy trình kỹ thuật. Làm được điều này thì chất lượng nguồn giống được đảm bảo và chăn nuôi sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm