Giá heo hơi hôm nay 19/6/2021: Điều chỉnh nhẹ tại miền Nam

Cập nhật: 06:23 | 18/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Giá heo hơi hôm nay biến động nhẹ ở một số khu vực tại miền Nam. Hiện nay, giá thu mua heo hơi dao động trong khoảng từ 65.000 đồng/kg đến 72.000 đồng/kg. Nhiều Trung tâm Nghiên cứu heo đã thực hiện Chương trình nâng cao chất lượng giống heo tầm nhìn 2030, góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi theo hướng phát triển bền vững.

Giá heo hơi hôm nay 17/6/2021: Cả nước đứng giá

Giá heo hơi hôm nay 16/6/2021: Tăng giảm trái chiều

Giá heo hơi hôm nay 15/6/2021: Điều chỉnh giảm tại miền Bắc

Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi ổn định, không có điều chỉnh mới trong hôm nay. Cụ thể, tại các tỉnh Hưng Yên, Phú Thọ, Nam Định, Thái Bình và Hà Nội, heo hơi được thu mua trong khoảng 68.000 - 69.000 đồng/kg.

Tỉnh Lào Cai tiếp tục giữ mức giá 65.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giao dịch thấp nhất ở thời điểm hiện tại ở miền Bắc. Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng từ 65.000 đồng/kg đến 69.000 đồng/kg.

Giá heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên được giao dịch trong khoảng 66.000 - 72.000 đồng/kg. Theo đó, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Lâm Đồng và Ninh Thuận là những nơi còn duy trì ở mốc 68.000 đồng/kg.

Giá thu mua của các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Nam, Đắk Lắk và Bình Thuận đang dừng ở mức 67.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 66.000 - 72.000 đồng/kg.

2118-giaheohoi176
Giá heo hơi hôm nay điều chỉnh nhẹ tại miền Nam (Ảnh minh họa)

Thị trường heo hơi khu vực miền Nam điều chỉnh giảm rải rác trong hôm nay. Theo đó, hai tỉnh Vĩnh Long và Bình Dương giảm 2.000 đồng/kg so với tuần trước, hiện thu mua heo hơi lần lượt với giá là 65.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg.

Cùng chiều giảm còn có TP HCM khi điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg xuống còn 67.000 đồng/kg. Giá ở các địa phương khác không đổi, mốc giao dịch cao nhất là 70.000 đồng/kg có mặt tại tỉnh Long An và Đồng Tháp.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg. Tại chợ đầu mối Hóc Môn, lượng heo về chợ trong ngày 17/6 là 3.800 con, tình hình buôn bán khả quan, đắt hàng.

Trong chăn nuôi, công tác giống đóng vai trò quan trọng bậc nhất, là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. Nhận thức rõ điều này, nhiều Trung tâm Nghiên cứu heo đã xây dựng, thực hiện Chương trình cải tiến, nâng cao chất lượng giống heo đến năm 2020, tầm nhìn 2030 với mục tiêu góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Bên cạnh việc sử dụng ước tính giá trị giống của các tính trạng trong công tác chọn giống, các Trung tâm chú trọng chọn lọc các đặc điểm ngoại hình của đàn heo nhằm đáp ứng được các yêu cầu của thị trường, nhập các nguồn gen mới từ các nước có nền chăn nuôi tiên tiến nhằm đẩy nhanh tiến bộ di truyền trong quần thể, báo Nông Nghiệp Việt Nam.

Trung tâm thường xuyên duy trì đàn heo nái ngoại với quy mô hàng ngàn con; đang chọn lọc, nhân thuần và sản xuất heo nái ông bà, bố mẹ và heo đực chuyển giao cho sản xuất theo 2 chương trình lai giống chính (chương trình lai 3 giống với nòng cốt là các giống Landrace, Yorkshire và Duroc; chương trình lai 4, 5 dòng từ 5 dòng cụ kỵ được tiếp nhận từ PIC Việt Nam).

Khó khăn bủa vây người chăn nuôi lợn

Không có "lãi khủng" như nhiều người "ngoại đạo" tưởng tượng, thực tế người chăn nuôi lợn hiện đang phải đối diện dồn dập nhiều khó khăn, thậm chí nguy cơ thua lỗ. Đó là sự kết hợp cùng lúc của các rủi ro từ dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng mạnh, nhất là thức ăn chăn nuôi, trong khi giá cả thị trường liên tục biến động.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, từ đầu tháng 6 tới nay, trên địa bàn TP đã xuất hiện 2 ổ DTLCP tại huyện Chương Mỹ, tổng số lợn phải tiêu hủy là 20 con. Lũy kế từ ngày đầu năm tới nay, dịch đã xuất hiện tại 6 huyện, với 11 ổ dịch. Như vậy có thể thấy nguy cơ bùng phát DTLCP vẫn còn rất cao. Ngoài DTLCP, đàn lợn còn có nguy cơ mắc nhiều dịch bệnh khác như lở mồm long móng, tụ huyết trùng, phó thương hàn… Để phòng chống dịch bệnh, người chăn nuôi đang phải gồng gánh thêm một khoản chi phí lớn cho công tác tiêm phòng, khử khuẩn, sát trùng…

Cùng với đó, giá cám liên tục tăng cao cũng khiến người chăn nuôi lao đao thời gian qua. Tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá thức ăn chăn nuôi đã có 10 lần điều chỉnh tăng giá (tăng khoảng 35%).

Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Chăn nuôi Hòa Mỹ (huyện Ứng Hòa) Lê Văn Thanh chia sẻ: “Giá cám tăng trung bình khoảng 50.000 đồng/bao 25kg so với cuối năm 2020. Với 3.000 lợn nái và 17.000 lợn thịt, trung bình mỗi ngày HTX đang bù thêm 30 triệu đồng tiền cám so với trước”.

Tỷ lệ nghịch với chi phí chăn nuôi, khoảng hơn 2 tháng nay, giá lợn hơi lại liên tục giảm, hiện đang dao động quanh mốc 62.000 - 70.000 đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất trong vòng 1 năm qua.

Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội Bùi Tuấn Khải cho biết, người chăn nuôi lợn hiện đang phải đối diện cùng lúc nhiều thách thức. Giá lợn hơi liên tục giảm một phần do ảnh hưởng dịch Covid-19, các bếp ăn tập thể, nhà hàng… dừng hoạt động khiến sức tiêu thụ giảm. Dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng tới việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, nên đẩy giá cám lên cao. Theo ông Bùi Tuấn Khải, mặc dù khó khăn này chỉ là tạm thời, nhưng điều đó sẽ gây gián đoạn tới quá trình chăn nuôi, làm chậm lại nỗ lực khôi phục đàn lợn

Ông Nguyễn Văn Lâm - chủ trang trại chăn nuôi lợn ở xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai cho biết, với chi phí sản xuất như hiện nay, người chăn nuôi lợn vẫn có lãi nhưng không cao. Tuy nhiên, với những hộ chăn nuôi phải mua con giống giá cao (từ 2,1 - 2,4 triệu đồng/con) nếu không tính toán kỹ sẽ không có lãi, thậm chí thua lỗ. Để giảm thiểu rủi ro, ông Lâm đã giảm đàn lợn thịt từ 600 con xuống còn 200 con. Bên cạnh đó, ông chủ động mua nguyên liệu về tự phối trộn thức ăn chăn nuôi. Nếu như trước đây, lợn ăn thức ăn tự phối trộn khi đạt trọng lượng 30kg thì nay giảm xuống còn 15kg.

Tương tự, tại HTX chăn nuôi Hòa Lâm cũng chủ động đầu tư thêm công nghệ để giảm chi phí nhân công. Giám đốc HTX Hòa Lâm cho biết, HTX đã nhập dây chuyền cho ăn và uống nước tự động hiện đại. Tuy đầu tư chi phí ban đầu lớn, nhưng đã giảm nhân công từ 100 người xuống còn 60 người. Bên cạnh đó, HTX cũng tính toán tăng năng suất bằng cách nhập các con giống chất lượng cao.

Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, việc người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn có thể giúp thị trường trở nên cân bằng ở thời điểm hiện tại, giúp cho DN quản lý tốt hơn vấn đề tài chính. Tuy nhiên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới việc thiếu hụt nguồn cung vào thời gian tới. Do đó, người chăn nuôi cần chủ động thay đổi phương thức kinh doanh, ứng dụng công nghệ để giảm chi phí sản xuất, chăn nuôi theo chuỗi. Khi dịch Covid-19 ổn định, nhu cầu về thực phẩm cho các ngành chế biến, các nhà hàng, bếp ăn sẽ rất lớn.

Linh Linh

Tin cũ hơn
Xem thêm