Động lực nào cho kiểm soát tăng trưởng CPI năm 2020?

Cập nhật: 15:15 | 02/07/2020 Theo dõi KTCK trên

Hồi đầu năm 2020, các chuyên gia đã đưa ra dự báo chỉ số giá tiêu dùng CPI trong năm nay sẽ tăng trung bình khoảng 3,5% (+/-0,5%). Tuy nhiên thực tế, CPI tháng 6 đã tăng 0,66% so với tháng trước. Đây là mức tăng cao nhất trong các năm từ 2016 đến nay.

0842 tui

Cụ thể, CPI bình quân 6 tháng tăng 4,19% so với bình quân cùng kỳ năm 2019. Lạm phát cơ bản tháng 6 tăng 0,07% so với tháng trước và tăng 2,45% so với cùng kỳ năm trước.

Theo đó, phân tích về diễn biến giá cả và lạm phát tại hội thảo "Diễn biến thị trường giá cả ở Việt Nam 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2020" diễn ra sáng ngày 2/7 tại Hà Nội, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính cho rằng, trong 6 tháng đầu năm, có 2 diễn biến bất ngờ ảnh hưởng mạnh đến tốc độ tăng của chỉ số CPI bao gồm giá thịt lợn tăng và giá dầu giảm trong đó, giá thịt lợn tăng trên 100.000 đồng/kg và trở thành nguyên nhân chính khiến giá thực phẩm trong 6 tháng đầu năm nay tăng tới 14,28% so với cùng kỳ năm ngoái, từ đó gây áp lực lên chỉ số giá CPI tổng thể.

Ở chiều ngược lại, do dịch bệnh COVID-19, giá dầu (WTI) trên thị trường thế giới đã giảm mạnh từ mức trung bình khoảng 57 USD/thùng trong quý IV/2019 xuống còn trung bình khoảng 27 USD/thùng trong quý II/2020. Việc giá xăng dầu giảm mạnh đã khiến chỉ số giá giao thông giảm trung bình 9,26% trong 6 tháng đầu năm nay và cân bằng phần lớn các tác động tiêu cực từ việc giá thịt lợn bị neo ở mức cao.

Bên cạnh đó, dịch COVID-19 cũng khiến cho lạm phát cơ bản trong 6 tháng đầu năm tăng chậm hơn ở mức trung bình 2,81% so với cùng kỳ năm trước.

Nói về triển vọng, TS Độ cho rằng, với việc lạm phát so với cùng kỳ năm trước hiện chỉ ở mức 3,17%, mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 4% trong năm 2020 là sẽ đạt được nếu CPI trong các tháng còn lại của năm tăng trung bình dưới 0,6%/tháng.

“Điều này hoàn toàn khả thi, bởi áp lực lạm phát trong 6 tháng cuối năm sẽ không quá lớn do kinh tế thế giới chưa thể phục hồi hoàn toàn trong nửa cuối năm 2020 nên giá dầu sẽ khó tăng mạnh”, TS Độ dự báo.

Mặt khác, giá thịt lợn có thể không giảm mạnh như mong đợi nhưng cũng sẽ khó tăng mạnh trong thời gian tới khi Chính phủ cho phép nhập khẩu thịt lợn hơi, lợn giống, đồng thời người nông dân đẩy mạnh tái đàn.

“Chúng tôi giữ nguyên dự báo lạm phát trung bình năm 2020 sẽ xoay quanh mức 3,5% (+/- 0,5%) như đã đưa ra từ đầu năm nay”, TS. Nguyễn Đức Độ nhận định.

Theo PGS. TS. Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, cần tiếp tục khẳng định niềm tin của thị trường vào kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô của Chính phủ và các cơ quan chức năng. Nhìn chung áp lực là có nhưng có thể vượt qua khi các cơ quan điều hành chính sách thận trọng và chú trọng kiểm soát lạm phát, như thế mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4% có thể đạt được.

Để làm được điều này, PGS. TS. Long cho rằng, công tác quản lý giá, bình ổn giá cần tiếp tục tăng cường nhằm kiểm soát lạm phát, bảo đảm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô; đồng thời cần theo dõi sát diễn biến của chỉ số CPI để có sự điều chỉnh kịp thời.

“Điều hành CPI phải bám sát và hỗ trợ cho mục tiêu tăng trưởng, tránh tạo ra lạm phát kỳ vọng hay tạo ra “độ trễ” của lạm phát trong những năm sau. Định hướng điều hành lạm phát là bám sát quy luật cung cầu của thị trường, không áp đặt thủ tục hành chính”, PGS. TS. Ngô Trí Long khuyến cáo.

Thủ tướng chủ trì họp Ban chỉ đạo điều hành giá

Sáng nay (1/7), phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị thảo luận kỹ về giải pháp kiểm soát lạm ...

Phục hồi tăng trưởng kinh tế: Đón đợi "niềm vui" từ quý III

KTCKVN - Do tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19, mức tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2020 của Việt Nam chỉ đạt 1,81%, ...

Chắt chiu tăng trưởng trên những nẻo đường nắng mưa

Trong chính trường có người nói, Chính phủ nhiệm kỳ này thiếu vắng công trình ghi dấu ấn. Trong nhân gian, người dân, nhất là ...

Quân Vương

Tin cũ hơn
Xem thêm