Đối tượng nào bị ảnh hưởng khi giá dịch vụ y tế tăng?

Cập nhật: 11:57 | 27/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 13/2019/TT-BYT và Thông tư 14/2019/TT-BYT tăng giá dịch vụ khám chữa bệnh (KCB) giữa các bệnh viện từ ngày 20/8/2019, bao gồm giá KCB có bảo hiểm y tế (BHYT) và ngoài phạm vi BHYT.

doi tuong nao bi anh huong khi gia dich vu y te tang

Thủ tục chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền

doi tuong nao bi anh huong khi gia dich vu y te tang

4 lưu ý khi mua bảo hiểm nhân thọ cho con mà cha mẹ nên biết

doi tuong nao bi anh huong khi gia dich vu y te tang

Tại sao nên sử dụng phần mềm kê khai bảo hiểm xã hội?

doi tuong nao bi anh huong khi gia dich vu y te tang
Ảnh minh họa

Theo đó, giá dịch vụ Y tế đã chính thức tăng từ ngày 20/8, giá khám bệnh, giường bệnh tăng bình quân 4,4%, giá các dịch vụ kỹ thuật y tế tăng 1,1%.

Theo hai Thông tư này, giá dịch vụ y tế của hơn 1.900 dịch vụ y tế sẽ tăng với mức tăng tại tất cả các tuyến bệnh viện từ 2-10% như giá khám bệnh, giường bệnh, xét nghiệm... Việc điều chỉnh giá viện phí này theo mức tăng lương cơ sở mới là 1.490.000 đồng (từ ngày 1/7/2019).

Cụ thể, giá khám bệnh bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I: 38.700 đồng (tăng 1.700 đồng); bệnh viện hạng II: 34.500 đồng (tăng 1.500 đồng); bệnh viện hạng III: 30.500 đồng ( tăng 1.500 đồng); bệnh viện hạng IV, trạm y tế xã: 27.500 đồng (tăng 1.500 đồng)

Ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính (Bộ Y tế) cho biết, theo tính toán của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dự kiến việc thực hiện mức giá KCB theo lương cơ sở 1.490.000 đồng sẽ tác động làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 khoảng 0,2% đến 0,3%.

Nói về tác động đến người dân, ông Liên cho hay, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng kinh tế xã hội khó khăn, người sinh sống ở vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân sinh sống tại huyện đảo, xã đảo; người có công với cách mạng... thuộc diện được ngân sách nhà nước và các nguồn tài chính khác mua thẻ BHYT, khi đi KCB được BHYT thanh toán 100%, sẽ không bị ảnh hưởng.

Đối với người cận nghèo với tỷ lệ đồng chi trả là 5%, thì mức độ tác động trong việc thanh toán khám chữa bệnh cũng không đáng kể, chỉ tăng 0,22% đối với ngày giường và các dịch vụ khác là 0,05%. Còn đối với các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh BHYT, ông Liên đánh giá có bị ảnh hưởng nhưng mức độ ảnh hưởng không nhiều.

Tuy nhiên với các đối tượng có thẻ BHYT phải đồng chi trả 20% chi phí khám chữa bệnh BHYT thì có bị ảnh hưởng. Theo đó, mức độ ảnh hưởng sẽ tăng thêm 20% của 4,4% đối với ngày giường là 0,88%; tăng thêm 5% của 1,1% đối với các dịch vụ khác là 0,2%.

Với những người tham gia BHYT từ 5 năm liên tục trở lên đi khám chữa bệnh đúng tuyến, khi số tiền đồng chi trả trong năm lớn hơn sáu tháng lương cơ sở thì chỉ phải thanh toán tối đa sáu tháng lương cơ sở, thì việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế theo mức lương 1.490.000 đồng tạo điều kiện cho các trường hợp này được thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT hơn khi thực hiện mức giá theo Thông tư 39. Cụ thể, đối tượng này được thanh toán tăng từ 8.340.000 đồng lên 8.940.000 đồng.

Linh Linh