Doanh nghiệp vận tải biển: Đằng sau những tàu vận tải "già nua"

Cập nhật: 14:37 | 09/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu giải pháp khắc phục khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển sau kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải...

doanh nghiep van tai bien dang sau nhung tau van tai gia nua

"Quy mô dự án FDI ngày một nhỏ": Nhiều nhà đầu tư ngoại "biến mất"

doanh nghiep van tai bien dang sau nhung tau van tai gia nua

Nhiều doanh nghiệp địa ốc "hoang mang" vì hệ số K

Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan tiếp tục chủ động làm việc với các ngành hàng, nhất là các đơn vị có lượng hàng vận chuyển xuất, nhập khẩu lớn để trao đổi, thống nhất các biện pháp cụ thể nhằm ưu tiên, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải biển trong nước nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 118/VPCP-KTN ngày 7/1/2014 của Văn phòng Chính phủ.

Đồng thời, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan liên quan hướng dẫn doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn đầu tư phát triển đội tàu; đôn đốc đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, tăng cường liên doanh, liên kết với các đối tác trong nước và nước ngoài để đa dạng hóa nguồn vốn, tăng hiệu quả đầu tư phát triển vận tải biển của Việt Nam.

doanh nghiep van tai bien dang sau nhung tau van tai gia nua

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu về lâu dài, căn cứ Nghị quyết về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; đồng thời căn cứ chính sách khuyến khích phát triển hàng hải (quy định tại Điều 7 của Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015), Bộ Giao thông vận tải chủ động chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển giao thông vận tải hàng hải; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I/2020.

Trước đó, hồi trung tuần tháng 7 vừa qua, Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo gửi Thủ tướng nghiên cứu giải pháp khắc phục khó khăn và hỗ trợ doanh nghiệp vận tải biển bởi nếu không thì đội tàu của ta sẽ “thua ngay trên sân nhà.”

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Công thừa nhận, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam hầu như không nhận được bất cứ một ưu đãi, hỗ trợ nào về đấu thầu, vốn, thuế, phí... từ các cơ quan Trung ương cũng như địa phương trong khi thị trường vận tải biển đang hết sức khó khăn, một số hãng tàu biển lớn trên thế giới đã phá sản hoặc thực hiện liên kết để duy trì hoạt động.

“Việc đầu tư phát triển tàu có trọng tải lớn, phù hợp với xu hướng vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn và doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam gần như không đủ năng lực để thực hiện”, ông Công đánh giá.

Đối với một số hàng hóa thông thường (như than, hàng rời...), một số chủ tàu lớn như Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) khẳng định: “Đội tàu trong nước có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vận tải xuất nhập khẩu.”

Tuy nhiên, để thực hiện đấu thầu quốc tế, đội tàu Việt Nam khó cạnh tranh với đội tàu thế hệ mới của các đối tác nước ngoài. Do vậy nếu không có sự hợp tác, hỗ trợ của doanh nghiệp xuất nhập khẩu, chủ tàu Việt Nam rất khó khăn trong việc giành thị phần vận tải.

Từ lý do này, Bộ Giao thông Vận tải đã báo cáo Chính phủ xem xét chỉ đạo các bộ, ngành, các Tập đoàn, Tổng Công ty xuất nhập khẩu có vốn Nhà nước (như vận chuyển than phục vụ nhà máy nhiệt điện của các Tập đoàn Điện lực, Dầu khí, Than khoáng sản...) thực hiện đấu thầu trong nước với các tiêu chí phù hợp để nâng cao khả năng trúng thầu của doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam.

“Đối với trường hợp phải tổ chức đấu thầu quốc tế, đề nghị các bộ ngành xem xét có giải pháp để chỉ đạo chủ hàng giành khoảng 30% sản lượng với giá bằng với giá thắng thầu để giao cho đội tàu trong nước thực hiện, hợp đồng thực hiện tối thiểu là 3 năm”, Thứ trưởng Nguyễn Văn Công cho hay.

Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải cũng báo cáo Chính phủ giao cho Bộ Tài chính xem xét được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp với mức thuế suất là 10% trong 15 năm; miễn giảm thuế giá trị gia tăng đối với vận tải nội địa trong thời gian 3 năm; giảm thuế thu nhập cá nhân xuống 0% đối với tiền lương của sỹ quan và thuyền viên; miễn thuế nhập khẩu các loại vật tư, phụ tùng, trang thiết bị để sửa chữa tàu biển…

Đồng thời, Bộ này cũng cũng kiến nghị Chính phủ giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp vận tải biến vay vốn đầu tư từ quỹ đầu tư phát triển hoặc có cơ chế chính sách về nguồn vốn đầu tư, nâng cấp đội tàu…

doanh nghiep van tai bien dang sau nhung tau van tai gia nua
Nhiều tàu nội hiện đã quá cũ

Tàu nội quá "già" dễ bị nước ngoài lấn át

Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, đến ngày 1/6, đội tàu biển Việt Nam có 1.586 tàu (trong đó tàu vận tải hàng hóa là 1.128 tàu) với tổng dung tích khoảng 4,8 triệu GT và tổng trọng tải khoảng 7,8 triệu DWT.

Tính đến tháng 6 vừa qua, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước đạt 308,7 triệu tấn (không bao gồm sản lượng hàng hóa quá cảnh không bốc dỡ), tăng 21% so với cùng kỳ năm 2018.

Về thị phần vận tải, theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam, các đơn vị vận tải cơ bản đáp ứng được 100% thị phần vận tải nội địa trừ một số mặt hàng chuyên dụng như tàu chở xi măng rời, tàu chở khí hóa lỏng. Vận tải xuất nhập khẩu, đội tàu Việt Nam chỉ đảm nhận được khoảng 10% thị phần, còn lại là do tàu nước ngoài đảm nhận.

Chỉ ra nguyên nhân doanh nghiệp vận tải biển vẫn đang gặp khó khăn, lãnh đạo Cục Hàng hải cho biết, trong thời gian qua, thị trường vận tải biển liên tục đi xuống và chưa có dấu hiệu phục hồi.

Cụ thể, chiến tranh thương mại giữa Mỹ - Trung có tác động làm hàng hóa xuất nhập khẩu trên thế giới giảm, thị trường dư thừa một số lượng tàu lớn không có hàng để vận tải, làm cho đội tàu trong nước càng khó khăn khi phải cạnh tranh giành nguồn hàng. Cùng với đó, giá xăng dầu tăng giảm bất thường cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vận tải.

Một yếu tố làm doanh nghiệp vận tải biển khó “chen chân” là do đa số chủ hàng của Việt Nam vẫn thực hiện mua CIF (giao hàng tại cảng dỡ hàng), bán FOB (vận chuyển hàng từ kho ra cảng và làm thủ tục hải quan hàng xuất khẩu), theo đó quyền thuê phương tiện thuộc về các đối tác nước ngoài.

“Mặt khác, một số dự án vận chuyện hàng hóa xuất nhập khẩu (như nhập khẩu than cho các nhà máy nhiệt điện) các chủ hàng tổ chức đấu thầu quốc tế, nên đội tàu trong nước cũng khó có cơ hội giành hợp đồng vận chuyển,” lãnh đạo Cục Hàng hải phân tích thêm.

Phía Cục Hàng hải cũng cho rằng, đội tàu biển Việt Nam hầu hết đã qua sử dụng, được doanh nghiệp đầu tư mua lại nên đa số đội tàu đã trên 15 tuổi, công nghệ cũ không phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu dẫn đến khó cạnh tranh được với đội tàu thế hệ mới của các doanh nghiệp nước ngoài.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam gặp khó khăn về tài chính nên không đủ nguồn lực để đầu tư nâng cấp đội tàu, trong khi việc vay vốn từ các ngân hàng thương mại khó khăn do lãi suất cao và các doanh nghiệp vẫn đang nợ đọng ngân hàng.

doanh nghiep van tai bien dang sau nhung tau van tai gia nua

Hướng dẫn quản lý ngoại hối với hoạt động FDI

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 06/2019/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu ...

doanh nghiep van tai bien dang sau nhung tau van tai gia nua

Mua cổ phần doanh nghiệp Nhà nước để "nhắm" quỹ đất vàng...

TBCKVN - Một trong những mục tiêu đầu tiên của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là đảm bảo lợi ích cao nhất ...

Hữu Dũng