Dịch tả lợn châu Phi có gây nguy hiểm cho người?

Cập nhật: 10:04 | 07/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Trước diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, nhiều người tiêu dùng tỏ ra hoang mang và không sử dụng loại thực phẩm này. Tuy nhiên, dịch tả lợn Châu Phi không lây sang người, nên người dân không cần quá lo lắng.  

dich ta lon chau phi co gay nguy hiem cho nguoi Xuất hiện tỉnh thứ 9 nhiễm dịch tả lợn châu Phi
dich ta lon chau phi co gay nguy hiem cho nguoi Tăng mức hỗ trợ 80% giá tiêu hủy lợn nhiễm dịch tả châu Phi
dich ta lon chau phi co gay nguy hiem cho nguoi Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở Hải Dương, 7 tỉnh thành đã thông báo có dịch

Hiện dịch tả lợn châu Phi với khả năng lây lan nhanh, có 9 tỉnh trên cả nước đã xuất hiện loại dịch này

Trước tình hình trên, nhiều người dân lo lắng và đang có tư tưởng tẩy chay sản phẩm thịt lợn. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế Dự phòng, Bộ Y tế khẳng định: dịch không có khả năng lây sang người nên người tiêu dùng không nên lo sợ, tẩy chay sản phẩm thịt lợn.

PGS Phu giải thích thêm, dịch tả lợn có tác nhân gây bệnh là vi rút, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. Kể cả khi người phơi nhiễm với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người.

dich ta lon chau phi co gay nguy hiem cho nguoi
Người dân không nên quá lo lắng, tẩy chay thịt lợn sẽ ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi.

Còn theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người nhưng rất nguy hiểm vì lây lan rất nhanh, đồng thời không có vắc xin phòng bệnh. Nếu không quyết liệt ngăn chặn sẽ ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi. Quan trọng nhất hiện nay là áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp, với phương châm "phòng là chính".

Tuy nhiên, theo PGS Nguyễn Bá Hiên, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, tả lợn không gây bệnh trên người nhưng lây truyền sang ruồi, muỗi, chuột, mèo, gà, vịt.

Lợn bị tả có thể mắc thêm những loại bệnh nguy hiểm khác như tai xanh, cúm, thương hàn... Những bệnh này mới gây nguy hiểm cho người bởi làm rối loạn hệ tiêu hóa, đặc biệt khi con người ăn tiết canh, ăn thịt lợn bệnh chưa nấu chín kỹ.

"Khi lợn mắc bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng và mũi con vật sẽ bùng lên. Người bị trầy xước hoặc có vết thương, tiếp xúc với lợn bệnh sẽ bị vi khuẩn xâm nhập.

Người bệnh thường sốt cao, đau đầu, buồn nôn, xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng nhiễm độc tiêu hóa, nặng hơn là viêm màng não", vị chuyên gia nhận định.

Về phía cơ quan quản lý, để tránh nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi lây lan diện rộng, Cục Thú Y yêu cầu người dân không bán chạy lợn bệnh, nghi bệnh.

Người kinh doanh không giết mổ vận chuyển lợn bệnh, nghi bệnh. Khi xuất hiện bệnh, cần báo cho chính quyền địa phương và cơ quan thú y cơ sở để kịp thời tổ chức xử lý ổ dịch.

Nguyễn My