Cổ phiếu GVR liên tục trượt giá, thành viên HĐQT tranh thủ gom vào hơn 100.000 đơn vị

Cập nhật: 17:20 | 25/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường, cổ phiếu GVR vừa trải qua giai đoạn giảm mạnh từ 18/4 đến 13/5, cổ phiếu GVR giảm 42,1% từ 36.800 đồng/cp về 21.300 đồng/cp. Hiện tại, GVR đã hồi phục nhẹ lên mức 24.050 đồng/cp (phiên 25/5/2022)

1729-caosu1
Cổ phiếu GVR liên tục mất giá, thành viên HĐQT tranh thủ gom vào hơn 100.000 đơn vị

Ông Phạm Văn Thành, thành viên HĐQT CTCP Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) vừa báo cáo kết quả giao dịch. Theo đó, vị lãnh đạo này đã mua 102.000 cổ phiếu GVR để nâng sở hữu từ 170.000 lên 272.000 cổ phiếu, tương đương 0,006% vốn điều lệ, giao dịch được thực hiện từ 26/4 đến 24/5.

Trước đó, ông Thành đăng ký mua 130.000 cổ phiếu. Như vậy, ông Thành chỉ mua được 78,5% tổng lượng đăng ký do không đạt mức giá kỳ vọng.

Trên thị trường, cổ phiếu GVR vừa trải qua giai đoạn giảm mạnh từ 18/4 đến 13/5, cổ phiếu GVR giảm 42,1% từ 36.800 đồng/cp về 21.300 đồng/cp. Hiện tại, GVR đã hồi phục nhẹ lên mức 24.050 đồng/cp (phiên 25/5/2022)

1311-gvr2
Diễn biến giá cổ phiếu GVR thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Lãi ròng hơn nghìn tỷ đồng quý I/2022

Về tình hình kinh doanh, theo BCTC hợp nhất Quý I/2022 cửa GVR, doanh thu thuần đạt 4.893 tỷ đồng, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp kỳ này đạt 1.470 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp tăng nhẹ từ 28,8% lên 30%.

Ba mảng kinh doanh mang lại nguồn doanh thu chính cho GVR là mủ cao su, sản phẩm từ cao su và chế biến gỗ. Tỷ trọng của ba mảng này trong tổng doanh thu tương ứng là 61%, 9,7% và 19,7%.

1108-gv2
Nguồn: GVR

Về hoạt động tài chính, GVR ghi nhận doanh thu biến động không nhiều song chi phí tài chính gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái, đạt 145 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do kỳ trước có khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư và chứng khoán kinh doanh mà kỳ này không có.

Bên cạnh đó, thu nhập khác cũng tăng cao đột biến lên 450 tỷ đồng, gấp 3,8 lần kỳ trước do kỳ này doanh nghiệp ghi nhận 293 tỷ đồng tiền bồi thường.

Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 1.315 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước. Lãi ròng kỳ này là 1.055 tỷ đồng.

Theo báo cáo thường niên 2021, năm nay VRG đặt mục tiêu tổng doanh thu 29.707 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6.480 tỷ đồng, tăng lần lượt 5% và 4% so với thực hiện năm trước. Như vậy kết thúc quý I, tổng doanh thu đạt 16,5%, lợi nhuận trước thuế hoàn thành 23,1% kế hoạch năm.

Quy mô tài sản cuối kỳ là 79.340 tỷ đồng, chủ yếu tập trung ở tài sản cố định. Tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn cuối kỳ là 8.764 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 11% tổng nguồn vốn. Chi phí lãi vay trong kỳ là 126 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cuối kỳ đạt 53.917 tỷ đồng, lãi lũy kế là 6.618 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2022 – 2025, Tập đoàn sẽ tiếp tục làm việc với các cấp thẩm quyền địa phương và bộ ngành để làm tiền đề cho việc triển khai triển khai phát triển thêm 16.592 ha khu công nghiệp, cụm công nghiệp (KCN/CCN). Trong đó, Tập đoàn làm chủ đầu tư 10.977 ha tại tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu, các đơn vị đầu tư 5.615 ha. Tổng diện tích phát triển KCN/CCN cho tầm nhìn năm 2025 dự kiến là 23.444 ha.

Khối ngoại duy trì mua ròng phiên 25/5, cổ phiếu HPG của Hòa Phát vẫn chưa "ngừng xả"

Bên cạnh việc duy trì trạng thái mua ròng, điểm nhấn của khối ngoại là tiếp tục tập trung mua vào cặp đôi phân ...

Phát Đạt bổ sung lượng lớn cổ phiếu PDR cho lô trái phiếu phát hành

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE - Mã: PDR) sử dụng gần 15 triệu cổ phiếu PDR của ông Nguyễn Văn Đạt ...

Chứng khoán phiên chiều 25/5: Kịch bản ít ai ngờ tới - VN-Index bật tăng hơn 35 điểm

Đà tăng mở rộng cộng hưởng với dòng tiền chuyển biến tích cực giúp VN-Index đóng cửa cao nhất phiên và ghi nhận mức tăng ...

Nguyên Nam

Tin liên quan