Chứng khoán phiên chiều 10/2: Thanh khoản "đi vắng", VN-Index lại giảm thêm

Cập nhật: 16:05 | 10/02/2023 Theo dõi KTCK trên

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 10/2 chứng kiến sự suy yếu mạnh của dòng tiền, VN-index kết phiên giảm hơn 8 điểm với thanh khoản thấp nhất hơn 2 tháng.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/2, sàn HOSE có 93 mã tăng và 306 mã giảm, VN-Index giảm 8,73 điểm (-0,82%), xuống 1.055,3 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 463,94 triệu đơn vị, giá trị 8.160,93 tỷ đồng, giảm gần 2,1% về khối lượng và 11,5% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 58 triệu đơn vị, giá trị 1.490,2 tỷ đồng.

Chứng khoán phiên chiều 10/2: Thanh khoản

Nhóm VN30 vẫn trong xu hướng giảm sâu hơn cùng thị trường khi để mất hơn 11 điểm, lùi về dưới mốc 1.050 điểm khi có tới 20 mã giảm và chỉ có 6 mã tăng. Trong đó, bộ 3 gồm VCB và VNM đang là những mã phanh chính giúp VN-Index bớt phần nào đà giảm sâu, khi cùng đóng cửa tại mức giá cao nhất ngày với mức tăng tương ứng 1,6% và 1,2%.

Chứng khoán phiên chiều 10/2: Thanh khoản
Các chỉ số chính thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 10/2 (Nguồn: SSI)

Tuy nhiên, đà tăng của anh cả VCB không thể giúp dòng bank ngược dòng thành công khi hầu hết các cổ phiếu còn lại đều lùi sâu hơn. Điển hình như VIB giảm 4,5%, STB giảm 3,3%, TPB giảm 2,9%, VPB giảm 2,8%, BID giảm 2,4%, các mã TCB, ACB, CTG cũng đều giảm hơn 1%.

Đáng chú ý là EIB. Bên cạnh những thông tin như lần đầu tiên sau cả một thập kỷ “im ắng”, Ngân hàng đã thông báo chốt danh sách cổ đông chia cổ tức 20% bằng cổ phiếu và mới đây là thực hiện điều chỉnh room ngoại xuống dưới 30% trước thềm ĐHCĐ bất thường lần 2, cổ phiếu EIB bất ngờ đảo chiều lao dốc mạnh trong phiên chiều nay. Đóng cửa, EIB giảm 6,9% xuống mức giá sàn 22.950 đồng/CP với khối lượng khớp lệnh hơn 4,99 triệu đơn vị.

Tuy vậy, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là đóng góp lớn cho thanh khoản thị trường với STB dẫn đầu, đạt gần 16,17 triệu đơn vị khớp lệnh, ngoài ra có VPB khớp hơn 13,1 triệu đơn vị, LPB ngược dòng khi tăng 1,1% và giao dịch sôi động với hơn 11,92 triệu đơn vị khớp lệnh.

Bên cạnh diễn biến giật lùi của nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhóm cổ phiếu nhạy cảm nhất với thị trường là chứng khoán cũng không thoát khỏi đà giảm sâu hơn.

Trong đó, VND giảm 2,8% xuống mức thấp nhất trong ngày 14.000 đồng/CP và thanh khoản thuộc top 3, đạt hơn 13,5 triệu đơn vị; SSI giảm 1,8% xuống 19.000 đồng/CP và khớp 9,54 triệu đơn vị, VIX giảm 3,6% xuống 7.160 đồng/CP và khớp 7,73 triệu đơn vị. Ngoài ra, VCI giảm 2,2%, HCM giảm 1,5%, VDS giảm 3%, BSI giảm 2,7%, CTS giảm 2,5%, FTS giảm 2,1%...

Nhóm bất động sản hầu hết cũng chuyển đỏ, chỉ còn vài mã như VHM, KDH, VPI, NLG tăng nhẹ. Trong khi nhiều mã ở top vừa và nhỏ giảm mạnh như DXG giảm 5,7%, DIG giảm 4,1%, LCG giảm 3,3%, KHG giảm sàn, KBC giảm 5,3%, VCG giảm 2,8%, HHV giảm 3,2%...

Trên sàn HNX, thị trường vẫn duy trì đà giảm cả về chỉ số và thanh khoản. Đóng cửa, sàn HNX có 54 mã tăng và 116 mã giảm, HNX-Index giảm 2,42 điểm (-1,15%) xuống 208,5 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 48,74 triệu đơn vị, giá trị 692,5 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,49 triệu đơn vị, giá trị 68,92 tỷ đồng.

Trên UPCoM, thị trường cũng trong xu hướng chung – yếu hơn trong phiên chiều khi có những nhịp rung lắc nhẹ, nhưng vẫn may mắn thoát hiểm thành công. Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,09 điểm (+0,11%), lên 77,34 điểm. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt 28,88 triệu đơn vị, giá trị 285,39 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận có thêm 2,35 triệu đơn vị, giá trị 24,67 tỷ đồng.

Khối ngoại hôm nay tiếp tục tham gia mua ròng nhẹ với giá trị chỉ vào khoảng 27 tỷ đồng. Trong đó HPG (+42,91 tỷ) là cổ phiếu được tham gia mua ròng tích cực nhất toàn thị trường. Bên cạnh đó còn có một số cái tên khác như GEX (+28,11 tỷ), VCB (+26,28 tỷ) hay POW (+19,13 tỷ). Ở chiều hướng ngược lại, KDH (-39,64 tỷ), KBC (-37,26 tỷ) và STB (-25,44 tỷ) là những cổ phiếu bị bán mạnh nhất trong ngày hôm nay.

Khối tự doanh cũng tham gia mua ròng với giá trị đạt mức hơn 80 tỷ đồng. Trong đó, VSC (+108,50 tỷ) và BCM (+83,86 tỷ) là hai cổ phiếu được tham gia mua nổi bật nhất. Ở chiều hướng bán ròng, VPB (-11,34 tỷ), HPG (-8,55 tỷ) và GMD (-6,82 tỷ) là những cái tên duy nhất đáng chú ý.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thị trường chứng khoán ngày 10/2/2023: Tín hiệu kỹ thuật phiên chiều

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam dẫn nguồn Vietstock đưa ra những phân tích tín hiệu kỹ thuật phiên chiều ngày ...

ACB lên kế hoạch trả cổ tức năm 2022 với tỷ lệ 25%

Theo báo cáo cập nhật chuyên gia phân tích của Chứng khoán KB (KBSV), Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) mới đây đã thông tin ...

Cổ phiếu "độc - lạ" VNZ đi vào lịch sử chứng khoán Việt với thị giá gần 900.000 đồng/cp

Chính thức lên UPCoM vào ngày 5/1/2023, cổ phiếu VNZ trải qua 14 phiên giao dịch liên tiếp trắng thanh khoản. Nhưng đến phiên thứ ...

Nguyên Nam