Nghị định mới về xây dựng:

Chủ đầu tư có biết “run” khi sai phạm?

Cập nhật: 14:57 | 12/09/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Năm 2017, Nghị định 139/2017/NĐ-CP đã quy định mức xử phạt những hành vi vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở và quản lý sử dụng nhà... Liệu có đủ sức răn đe?  

chu dau tu co biet run khi sai pham
Tháo dỡ 3 tầng vượt của tổ hợp khách sạn - căn hộ cao cấp Mường Thanh - Khánh Hòa (ảnh internet)

Theo đó, chủ đầu tư nếu vi phạm tính sai diện tích căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng sẽ bị phạt phạt tiền từ 250 - 300 triệu đồng. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng sẽ bị phạt cùng mức tiền trên nếu tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung hoặc tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp; không bố trí diện tích để làm nhà sinh hoạt cộng đồng.

Chủ đầu tư tự ý bán, cho thuê chỗ để ô tô trong nhà chung cư không đúng quy định sẽ bị phạt tiền từ 80 - 90 triệu đồng. Chủ đầu tư không tổ chức hội nghị nhà chung cư lần đầu theo quy định sẽ bị phạt 100 - 150 triệu đồng. Nếu chủ đầu tư không bàn giao, bàn giao chậm, bàn giao không đầy đủ hoặc bàn giao không đúng đối tượng nhận kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định cũng bị phạt từ 100 - 150 triệu đồng.

Ban quản trị nhà chung cư sẽ bị phạt tiền 50 - 60 triệu đồng nếu vi phạm lỗi quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung; tự quyết định mức giá dịch vụ quản lý vận hành chung cư hoặc tự quyết định lựa chọn đơn vị để ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành chung cư mà không thông qua hội nghị nhà chung cư...

Từ nội dung của Thông tư 02 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng, có thể thấy, nếu chủ đầu tư công trình xây dựng sai phép, không phép, sai thiết kế hoặc sai thiết kế đô thị được duyệt mà không vi phạm chỉ giới xây dựng, không gây ảnh hưởng công trình lân cận, không có tranh chấp, xây dựng trên đất được sử dụng hợp pháp thì được đóng tiền phạt để hợp thức hóa công trình (điều chỉnh giấy phép xây dựng và không phải tháo dỡ phần nhà trái phép).

Cụ thể, đối với công trình vi phạm xây dựng nhưng chưa thực hiện tháo dỡ, cơ quan chức năng xem xét hủy quyết định cưỡng chế phá dỡ. Sau đó, cấp thẩm quyền phạt mức 40% đối với nhà ở riêng lẻ, với công trình thuộc dự án đầu tư xây dựng phạt 50% giá trị công trình sai phép, không phép.

Mới đây, Nghị định 139/2017/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/01/2018. Đây có thể coi là biện pháp răn đe đối với một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản có những hành vi gian lận trong mua bán sản phẩm với khách hàng.

Tuy nhiên, phạt rồi cho tồn tại là chuyện chung nhức nhối của cả nước bởi mức “phạt rồi cho tồn tại” không bao nhiêu so với giá trị công trình sai phép, thì người sai phạm vẫn được lợi. Thực tế cho thấy, tình trạng nhiều chủ đầu tư lợi dụng cơ hội này để cố tình sai phạm vẫn ngang nhiên xảy ra.

Mới đây, việc tổ hợp khách sạn – căn hộ cao cấp Mường Thanh tại Khánh Hòa phải tháo dỡ 3 tầng vượt có thể xem như những động thái mạnh tay của Bộ Xây dựng trong việc áp luật vào thi công, lắp đặt các công trình nhà ở, xây dựng. Song, liệu có thể coi đây là một sự dăn đe mạnh tay với nhiều ông lớn bất động sản khi Luật đã ra, sai phạm đã “lòi” và chỉ cần đóng mức phạt (không đáng kể) vẫn có thể thu về khoản lớn lợi nhuận từ các hạng mục vi pham?

Quân Vương

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm