Chốt lời cổ phiếu CKG, “Sếp phó” CIC Group “bỏ túi” hơn 8 tỷ đồng

Cập nhật: 08:57 | 13/10/2022 Theo dõi KTCK trên

Trên thị trường, từ ngày 22/6 - 12/10, cổ phiếu CKG của CIC Group tăng hơn 106% từ 12.350 đồng lên mức 25.500 đồng/cp và thuộc một trong số các cổ phiếu đi ngược thị trường chung...

Ông Quảng Trọng Sang, thành viên độc lập, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Tư vấn Đầu tư & Xây dựng Kiên Giang (CIC Group, HoSE – Mã: CKG) đăng ký bán 322.000 cổ phiếu để giảm sở hữu từ 0,95% về còn 0,58% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 17/10 - 15/11.

Trên thị trường chứng khoán, từ ngày 22/6 - 12/10, cổ phiếu CKG tăng hơn 106% từ 12.350 đồng lên mức 25.500 đồng/cp và thuộc một trong số các cổ phiếu đi ngược thị trường bất chấp nhiều mã bị bán tháo. Nếu tính theo giá thị trường là 25.500 đồng/cp, ước tính ông Sang có thể thu về hơn 8,21 tỷ đồng từ bán 322.000 cổ phiếu.

Diễn biến thị giá cổ phiếu SIP thời gian gần đây (Nguồn: TradingView).
Diễn biến thị giá cổ phiếu CKG thời gian gần đây (Nguồn: TradingView).

Ngược chiều bán, ông Nguyễn Đức Hùng, thành viên HĐQT tại CIC Group đăng ký mua 300.000 cổ phiếu để nâng sở hữu từ 0% lên 0,346% vốn điều lệ, giao dịch dự kiến thực hiện từ 3/10 - 31/10.

Được biết, cuối tháng 8/2022, CIC Group thông qua kế hoạch chào riêng lẻ 13,4 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá 15.000 đồng/cổ phiếu để huy động 201 tỷ đồng.

Tuy nhiên, mới đây CIC Group bất ngờ thông báo sẽ tạm dừng triển khai đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ theo Nghị quyết Hội đồng quản trị số 13/2021-HĐQT-CKG ngày 25/11/2021. Mặc dù vậy, CIC Group không công bố lý do tạm dừng phát hành cổ phiếu riêng lẻ.

Đẩy mạnh huy động vốn bên ngoài bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt

Về kết quả kinh doanh, quý II/2022, CIC Group ghi nhận doanh thu đạt 361,37 tỷ đồng, tăng 178,5% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 59,47 tỷ đồng, tăng 87,3% so với cùng kỳ. Trong đó, biên lợi nhuận gộp giảm từ 37,4% về còn 29,8%.

Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 122% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 59,11 tỷ đồng lên 107,58 tỷ đồng; doanh thu tài chính giảm 99,4%, tương ứng giảm 14,28 tỷ đồng về 0,08 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 80%, tương ứng tăng thêm 3,27 tỷ đồng lên 7,36 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 34,4%, tương ứng tăng thêm 6,82 tỷ đồng lên 26,62 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.

Công ty cho biết, doanh thu tài chính giảm do trong kỳ không ghi nhận cổ tức, lợi nhuận được chia so với cùng kỳ là 13,9 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí tài chính tăng chủ yếu do ghi nhận dự phòng các khoản đầu tư 4,2 tỷ đồng so với cùng kỳ không ghi nhận.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, CIC Group ghi nhận doanh thu đạt 585,12 tỷ đồng, tăng 66,6% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 93,5 tỷ đồng, tăng 67,3% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, CIC Group đặt kế hoạch doanh thu 1.320 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 164 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 30,1% và 15,7% so với thực hiện trong năm 2021. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành được 57% kế hoạch lợi nhuận năm.

Xét về dòng tiền, trong 6 tháng đầu năm, CIC Group ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm 98,6 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 105,3 tỷ đồng. Ngoài ra, dòng tiền đầu tư âm 105,6 tỷ đồng và dòng tiền tài chính dương 175,99 tỷ đồng, chủ yếu tăng vay nợ. Như vậy, Công ty đẩy mạnh huy động vốn bên ngoài bù đắp dòng tiền kinh doanh thâm hụt.

Được biết, giai đoạn từ 2015 đến năm 2019, CIC Group liên tục ghi nhận dòng tiền kinh doanh chính âm với tổng lên tới 765,13 tỷ đồng. Công ty chỉ mới ghi nhận dòng tiền dương trở lại trong 2 năm gần đây, năm 2020 ghi nhận dương 54,98 tỷ đồng và năm 2021, Công ty ghi nhận dương 54,71 tỷ đồng. Như vậy, dòng tiền kinh doanh chính đã âm trở lại sau 2 năm dương liên tiếp.

Tính tới 30/6/2022, tổng tài sản của CIC Group giảm 1% so với đầu năm về 4.426,5 tỷ đồng. Trong đó, tài sản chủ yếu tồn kho đạt 2.751 tỷ đồng, chiếm 62,1% tổng tài sản; các khoản phải thu ngắn hạn đạt 779,96 tỷ đồng, chiếm 17,6% tổng tài sản và các tài sản khác.

Ngoài ra, xét về nợ vay, tính tới cuối quý II, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn tăng 5,2% so với đầu năm, tương ứng tăng thêm 64,3 tỷ đồng lên 1.306,3 tỷ đồng và chiếm 29,5% tổng nguồn vốn.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Thị trường chứng khoán ngày 12/10: Thông tin trước giờ mở cửa

Ngân hàng trở lại mạnh mẽ, VN-Index tăng hơn 28 điểm; Khối ngoại có phiên mua ròng mạnh nhất 4 tháng qua; SIP muốn giảm ...

Có nên đầu tư ngắn hạn vào cổ phiếu HT1 của Xi Măng Vicem Hà Tiên?

Xi Măng Vicem Hà Tiên (HT1) đã và đang chiếm lĩnh thị trường miền Nam với 2 nhà máy xi măng tiên tiến cùng với ...

VN-Index dù hồi phục, tự doanh vẫn tiếp tục bán ròng phiên thứ 6 với tâm điểm MSN

Phiên VN-Index hồi phục tốt, tự doanh công ty chứng khoán vẫn giữ chuỗi bán ròng với tâm điểm bán cổ phiếu MSN.

Quỳnh Nga