Cẩn trọng với thông tin quảng cáo thực phẩm BVSK Ban Thốc khang trên một số website

Cập nhật: 11:43 | 16/12/2020 Theo dõi KTCK trên

Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ban Thốc khang quảng cáo vi phạm trên website.

Cảnh báo rủi ro lớn khi đầu tư tài chính theo mô hình đa cấp

Thu hồi lô thuốc viên nang mềm Bronzoni trên toàn quốc

Thu hồi hàng hoạt sản phẩm không đạt chất lượng

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế cho biết, trong thời gian vừa qua, qua công tác hậu kiểm việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên internet và môi trường mạng, Cục An toàn thực phẩm phát hiện trên các website: http://www.thaybinhchuatoc.info; http://hacotruongvietbinh.vn, và http://tocthaybinh.vn

quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ban Thốc khang vi phạm: Quảng cáo thực phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh; Quảng cáo sản phẩm dưới dạng liệt kê công dụng của từng thành phần của sản phẩm; Sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

4206-cantrong1612
Nhiều website quảng cáo TPBVSK Ban thốc khang trái quy định pháp luật

Sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe quảng cáo vi phạm Ban Thốc khang do Công ty TNHH Thương mại Haduco, địa chỉ trụ sở chính: OF-14, tầng 2 tòa R4 Royal city, số 72 Nguyễn Trãi, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội công bố và chịu trách nhiệm về sản phẩm.

Quá trình hậu kiểm, Công ty TNHH Thương mại Haduco không thừa nhận các website nêu trên của Công ty TNHH Thương mại Haduco, Công ty không chịu trách nhiệm về việc quảng cáo sản phẩm Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ban thốc khang trên các website nêu trên.

Để an toàn sức khỏe cho người sử dụng, tránh sử dụng sản phẩm quảng cáo không đúng sự thật về công dụng sản phẩm, trong thời gian Cục An toàn thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông xử lý vụ việc, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ban thốc khang quảng cáo vi phạm trên website nêu trên.

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP - hướng dẫn về quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế đã quy định rõ các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm đó là: "Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm".

Khoản 15, Điều 6 Luật Dược 105/2016/QH13 cũng quy định: "Cấm thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế".

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 70 của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo: Quảng cáo thực phẩm chức năng/ thực phẩm bảo vệ sức khỏe gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.00.000 đồng đối với cá nhân và mức phạt tiền của tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, đồng thời phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc cải chính thông tin.

Thu Uyên

Tin cũ hơn
Xem thêm