Cẩm nang:

Cách sử dụng điều hòa gây nguy hiểm cho trẻ mà nhiều người chưa biết

Cập nhật: 04:00 | 10/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việc sử dụng điều hòa không đúng cách có thể khiến trẻ dễ bị cảm, ốm, hoặc gặp phải những vấn đề nguy hiểm hơn.  

cach su dung dieu hoa gay nguy hiem cho tre ma nhieu nguoi chua biet Mẹo giúp bạn tránh bị “sốc nhiệt” điều hòa mùa nắng nóng
cach su dung dieu hoa gay nguy hiem cho tre ma nhieu nguoi chua biet Điều cần biết để tránh “sốc nhiệt” khi đi ô tô mùa nắng nóng

Để nhiệt độ quá thấp

Đây là sai lầm lớn nhất và cũng ghi nhận nhiều phụ huynh mắc phải nhất trong những ngày thời tiết nóng nực. Cần lưu ý rằng trẻ thường rất hiếu động nên luôn có cảm giác nóng hơn người lớn. Đối với trẻ sơ sinh, lại luôn có mức thân nhiệt cao hơn khoảng 1 độ C, nên nhiều phụ huynh sợ con mình bị nóng, nên bật điều hòa với mức nhiệt thấp, khoảng từ 20-22 độ C.

Tuy nhiên các bậc làm cha mẹ lại quên đi rằng con em mình có sức đề kháng thấp hơn rất nhiều so với người trưởng thành, và dễ bị cảm lạnh do nhiệt độ quá thấp. Thậm chí có trường hợp ghi nhận trẻ 26 tháng tuổi liệt mặt vì dùng điều hòa sai cách, khiến nhiều người "chột dạ".

Theo lời khuyên của các chuyên gia sức khỏe, trong phòng chỉ nên bật nhiệt độ từ 25-28 độ. Đặc biệt nếu có trẻ sơ sinh, thì chỉ nên giới hạn tối thiểu là 27 độ. Nếu vẫn cảm thấy nóng nực, có thể dùng quạt điện để tản đều khí mát ra khắp phòng, nhưng lưu ý không để gió phả trực tiếp vào trẻ.

cach su dung dieu hoa gay nguy hiem cho tre ma nhieu nguoi chua biet
Việc sử dụng điều hòa không đúng cách có thể khiến trẻ dễ bị cảm, ốm, hoặc gặp phải những vấn đề nguy hiểm hơn

Ra vào phòng điều hòa đột ngột

Việc cha mẹ cho con trẻ chạy ra vào phòng điều hòa đột ngột cũng là một sai lầm hay mắc phải của cha mẹ khiến trẻ dễ bị sốc nhiệt, thậm chí gây ra tử vong. Ra vào phòng điều hòa đột ngột khiến cơ thể khó thích nghi ngay được với sự thay đổi nhiệt độ, có thể gây choáng.

Nếu trong nhà đang bật điều hòa, cần cho trẻ làm quen dần với nhiệt độ thấp hơn hoặc tắt điều hòa trước khi ra ngoài trời nắng, giữ trẻ ngồi trong phòng vài phút sau khi tắt điều hòa, đặc biệt là những trẻ có sức khỏe yếu, thể trạng kém, huyết áp thấp…

Cũng cần lưu ý khi trẻ vừa chơi đùa xong không nên tắm nước lạnh để hạ nhiệt. Bởi mạch máu đang nở ra vì trời nóng gặp lạnh đột ngột sẽ co lại đột ngột, dòng lưu thông máu bị bóp nghẹt sẽ rất nguy hiểm.

Không mở cửa sổ, giữ không khí cũ quá lâu trong phòng

Việc lưu ý để không khí lưu thông trong phòng cũng rất quan trọng. Thông thường trong những ngày nắng nóng đỉnh điểm, nhiều hộ gia đình thường bật điều hòa 24/24 để "trốn nóng". Nhưng rồi lâu ngày cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn.

Nguyên nhân là bởi không khí cũ trong phòng không được lưu thông triệt để, phòng có quá nhiều thán khí, mà không khí tươi mới lại thiếu trầm trọng. Những căn phòng diện tích nhỏ, mà lại nhiều đồ đạc kê ngổn ngang càng dễ gặp phải tình trạng này hơn.

Để khắc phục, chúng ta nên mở cửa sổ, cửa chính vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn, sau đó bật quạt tản rộng khắp phòng để không khí được lưu thông.

Chênh lệch vùng nóng, lạnh trong cùng một căn phòng

Đa số điều hòa ngày nay đều có tản quản rộng và khả năng cân bằng nhiệt độ tốt. Tuy nhiên vẫn không thể hạn chế tối đa được tình trạng chênh lệch nhiều vùng nóng lạnh trong cùng một căn phòng, có thể là do tường hoặc đồ vật cản khí mát.

Lúc này, rất dễ rơi vào tình trạng nơi thì "nóng quá", nơi thì "lạnh quá" và đặc biệt đáng quan tâm nếu phòng có trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần lưu ý về nhiệt độ tại nơi con nằm, hoặc nơi con ngồi chơi để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp.

Độ ẩm trong phòng quá cao

Có nhiều lời khuyên rằng nên đặt một chậu nước nhỏ trong phòng điều hòa để không khí đỡ bị khô, gây hại da và khô mắt. Đây là một quan niệm không sai, tuy nhiên đặt quá nhiều nước trong phòng thì lại gây "phản tác dụng".

Độ ẩm cao trong phòng mà điều hòa lại không để ở chế độ Dry, hoặc không đi kèm hút ẩm, thì sẽ tạo bầu không khí ngột ngạt, khó thở trong căn phòng. Chưa kể phòng nhiều hơi nước sẽ gây tổn hại đến các thiết bị như TV, máy tính, đồ điện tử.

Độ ẩm cao kết hợp cùng điều kiện áng sáng hạn chế cũng là điều kiện thuận lợi để các mầm mống vi khuẩn, vi trùng sinh sôi, gây ra nhiều bệnh cho trẻ nhỏ.

Bật tắt điều hòa liên tục để tiết kiệm điện

Nhiều người có thói quen ra khỏi phòng, dù chỉ chốc lát, là lập tức tắt máy điều hòa để tiết kiệm điện, hoặc có trường hợp khi bật máy thường để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc.

Thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy. Khi bật trở lại, điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng nhằm khởi động máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.

Hơn nữa, việc liên tục thay đổi nhiệt độ phòng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, nhất là đối với người già và trẻ em. Khả năng tự ổn định thân nhiệt ở mỗi người một khác, nhưng dù với người khỏe mạnh đến đâu, việc ở lâu trong một môi trường nhiệt độ thay đổi liên tục cũng dễ bị sốc, có thể gây các triệu chứng đau đầu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu, giống như bệnh cúm, thậm chí là cả các bệnh về đường hô hấp.

Mở máy điều hòa cả ngày

Mùa hè oi bức khiến bạn bật máy điều hòa liên tục trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ khi ở lâu trong phòng kín bật điều hòa. Bạn chỉ nên cho con ngồi trong phòng điều hoà không quá 2 giờ.

Khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới. Ngoài ra, nếu nằm ngủ máy lạnh thì lưu ý càng về đêm, cơ thể thiếu sự vận động, dễ bị cảm lạnh nên bạn cần điều chỉnh máy lạnh tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.

Lương Đức