Bùng nổ thanh toán online nhờ lực đẩy từ dịch Covid-19

Cập nhật: 14:27 | 19/05/2021 Theo dõi KTCK trên

Dịch Covid-19 diễn ra phức tạp, tổ chức Y tế thế giới và các chuyên gia y tế khuyến cao người dân cần cẩn trọng và thực hiện ngay các biện pháp khử khuẩn sau khi giao dịch tiền mặt nhằm ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm. Chính vì thế, để hạn chế giao dịch trực tiếp, người dân người dân theo xu hướng thanh toán online.

Đường nhập khẩu "thâu tóm" thị trường Việt

Giá thép hôm nay 19/5/2021: Bất ngờ sụt giảm

Thị trường xuất khẩu thép bắt đầu giảm sau đà tăng phi mã vào tháng 3/2021

Thận trọng khi giao dịch tiền mặt

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngay từ thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát khuyến cáo mọi người nên rửa tay sạch thường xuyên hơn và nên ngừng giao dịch bằng tiền mặt nếu có thể vì tiền giấy có thể là một nguồn lây nhiễm viurs Covid-19.

WHO theo đó khuyến cáo người tiêu dùng nên rửa sạch tay sau khi có những tiếp xúc với tiền mặt trong giao dịch vì virus gây dịch bệnh Covid-19 có khả năng tồn tại trong một số ngày trên các bề mặt như tờ bạc giấy. Để phòng lây nhiễm bệnh, người dân nếu có thể nên sử dụng các phương thức thanh toán phi tiền mặt.

Để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới, đặc biệt đối với công tác phát hành kho quỹ và giao dịch tiền mặt, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng yêu cầu chi nhánh và các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong giao dịch tiền mặt. Trong đó NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố trang bị chu đáo nước rửa tay sát khuẩn, khẩu trang y tế, găng tay và bảo hộ lao động… cho cán bộ tiếp xúc trực tiếp với tiền mặt. Thực hiện khử trùng, sát khuẩn thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt và kho quỹ.

2448-thanhtoantructuyen
Bùng nổ hình thức thanh toán trực tuyến (Ảnh minh họa)

Các loại tiền cũ khi các tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước nộp về phải được phun thuốc khử khuẩn. Các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải thực hiện khử trùng, sát khuẩn, vệ sinh thường xuyên tại các khu vực giao dịch tiền mặt, kho quỹ và các cây ATM.

Để hạn chế giao dịch tiền mặt, các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tăng cường các hoạt động online trong các quy trình, thủ tục giao dịch tiền tệ, tín dụng và cắt giảm các thủ tục không cần thiết để hạn chế đi lại và khách hàng phải đến trực tiếp ngân hàng để giao dịch.

Đáng chú ý, NHNN cuối tuần qua tiếp tục đề nghị các ngân hàng nghiên cứu áp dụng các chính sách ưu đãi hợp lý như miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán, tặng quà… để khuyến khích khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đồng thời có các chính sách ưu đãi để thúc đẩy hoạt động chuyển khoản, chi trả tiền mua hàng hóa, dịch vụ, thanh toán hóa đơn bằng các phương thức thanh toán không tiền mặt như bằng thẻ hay qua ứng dụng điện thoại di động, mã QR, trích nợ tự động.

Tăng đột biến thanh toán không tiền mặt

Một người dân trên địa bàn Kim Mã cho hay: "Việc sử dụng các phương thức thanh toán điện tử ngày càng dễ dàng và thuận tiện khi mua sắm, đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh như thế này. Với các ứng dụng trực tuyến như Momo, Airpay, VNpay… chỉ cần ngồi nhà là tôi có thể đặt hàng từ đồ uống đến bữa ăn trưa mà không phải ra đường. Việc giao hàng cũng nhanh chóng và tiện ích, nhất là với các dịch vụ giao tại nhà, giao gần trong 15 phút hay giao đồng giá của các công ty như Ahamove, Lalamove, Grab..".

Ngoài việc đi chợ online 3 tháng nay trên điện thoại qua ứng dụng của ngân hàng, một chị nội chợ tại Long Biên cho biết: "Hàng tháng việc trả tiền điện, tiền nước, dịch vụ truyền hình... tôi cũng chọn cách thanh toán online trên điện thoại mà không cần phải ra ngoài đóng trực tiếp".

Trên thực tế, khi dịch Covid-19 bùng phát, người dân Việt Nam đã có ý thức chuyển sang thanh toán không dùng tiền mặt nhằm đảm bảo an toàn, hạn chế sự lây lan, truyền nhiễm. Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Phạm Tiến Dũng cho biết, quý I/2021, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt đạt mức tăng trưởng khá.

So với cùng kỳ năm 2020, giao dịch qua kênh Internet đạt 156,2 triệu lượt với giá trị 8,1 triệu tỷ đồng, tăng tương ứng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng 78% về số lượng và 103% về giá trị; giao dịch qua kênh QR code đạt 5,3 triệu lượt với giá trị 4.479 tỷ đồng, tăng tương ứng 83% về số lượng và 146% về giá trị. Riêng hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử của Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (Napas) đạt 482,5 triệu lượt với giá trị gần 4,6 triệu tỷ đồng, tăng hơn 100%.

Khảo sát của Visa (công ty thanh toán kỹ thuật số hàng đầu thế giới) cho thấy, tổng giá trị giao dịch thanh toán của người tiêu dùng Việt Nam trong những tháng đầu năm 2021 trên thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ Visa tăng 34% so với cùng kỳ năm 2020. Đã có tới 85% người tiêu dùng đang sử dụng các ứng dụng thương mại điện tử trên điện thoại thông minh để mua sắm hàng hóa và dịch vụ ít nhất một lần một tuần; 44% người tiêu dùng lần đầu tiên mua sắm qua các kênh mạng xã hội kể từ khi đại dịch lan rộng.

Napas đang tiếp tục phối hợp với các ngân hàng trong việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip; mở rộng, phát triển hệ sinh thái thanh toán cho thẻ chip tiếp xúc và không tiếp xúc. Bên cạnh đó, Napas tiếp tục nghiên cứu điều chỉnh chính sách phí dịch vụ để mọi người dân đều được hưởng dịch vụ thanh toán nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.

Thu Uyên (Tổng hợp)

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm