Bản tin tài chính ngân hàng ngày 4/12: Trái phiếu đắt hàng trở lại

Cập nhật: 10:10 | 04/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 4/12/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: BIDV phát hành thêm 1.300 tỷ đồng trái phiếu, Dòng kiều hối bắt đầu chảy mạnh,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 412 trai phieu dat hang tro lai

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 3/12: Những 'ông lớn' ngân hàng có thể phải ngừng cấp tín dụng

ban tin tai chinh ngan hang ngay 412 trai phieu dat hang tro lai

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 2/12: Ngân hàng ngoại thứ hai được chấp thuận áp dụng Basel II

ban tin tai chinh ngan hang ngay 412 trai phieu dat hang tro lai

Sự kiện ngành ngân hàng nổi bật trong tuần qua (25/11 - 29/11)

Dòng kiều hối bắt đầu chảy mạnh

Năm nay, nguồn kiều hối chảy về Việt Nam vẫn chủ yếu từ Mỹ, châu Âu, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản...

Là một trong những địa phương thu hút lượng kiều hối lớn nhất cả nước, tốc độ tăng trưởng kiều hối chuyển về Việt Nam qua TP.HCM tăng khoảng 10 - 15% mỗi năm, thậm chí có năm chiếm đến 50% tổng lượng kiều hối cả nước.

Theo dữ liệu kiều hối thường niên mới cập nhật của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là nước có lượng kiều hối lớn thứ 9 trên thế giới, ước năm 2019 sẽ đạt 16,7 tỷ USD (tương đương 6,4% GDP), tăng 700 triệu USD so với năm 2018.

Dòng kiều hối về Việt Nam qua 26 năm đã tăng khoảng gần 120 lần, từ 0,14 tỷ USD năm 1993 lên 10 tỷ USD năm 2012; đến năm 2018 vọt lên 16 tỷ USD.

Cũng theo WB, Việt Nam đứng thứ ba tại châu Á và duy trì trong Top 10 thế giới về thu hút kiều hối trong nhiều năm trở lại đây.

Giai đoạn 200 - 2015, kiều hối chiếm khoảng 6% GDP, trong khi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) vào Việt Nam lần lượt là 7,7% và 3% GDP.

Việc tiếp tục nằm trong nhóm các quốc gia nhận kiều hối lớn nhất đã giúp tỷ giá USD/VND ổn định từ đầu năm đến nay.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 412 trai phieu dat hang tro lai

Kinh tế Trung Quốc lao đao, hai công ty vỡ nợ trái phiếu nửa tỉ USD

Theo Bloomberg, Tập đoàn Peking University Founder không huy động đủ tiền trả nợ trái phiếu 2 tỷ NDT, tương đương 285 triệu USD, theo một báo cáo nộp lên Trung tâm Tài trợ Liên ngân hàng Quốc gia.

Trong khi đó, Công ty Tunghsu Optoelectronic Technology cũng không thể trả lãi và gốc khoản nợ trái phiếu 1,7 tỷ NDT, tương đương 241 triệu USD, theo Shanghai Clearing House.

Các vụ vỡ nợ trái phiếu xảy ra liên tiếp ở Trung Quốc, đặc biệt là ở những công ty tư nhân yếu kém, cho thấy việc nền kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gây sức ép tài chính lớn lên các doanh nghiệp nước này.

Trong khi đó, Tunghsu đã nhiều lần trì hoãn trả nợ trái phiếu. Giới quan sát nhận định cuộc khủng hoảng của Tunghsu là dấu hiệu cho thấy ngành sản xuất của Trung Quốc đang rất trì trệ.

Các công ty tư nhân Trung Quốc cũng đang đối mặt rất nhiều khó khăn do nền kinh tế sa sút. Các công ty thuộc khu vực tư nhân chiếm 80% trường hợp vỡ nợ trong năm nay, theo Bloomberg.

Moody dự đoán có khoảng 40 - 50 công ty vỡ nợ trong năm 2020, so với con số 35 trong năm nay.

BIDV phát hành thêm 1.300 tỷ đồng trái phiếu

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - BID) vừa có thông báo cho biết đã phát hành riêng lẻ thành công 1.300 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 6 năm hôm 29/11 vừa qua.

Đây là loại trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không được bảo đảm hoặc bảo lãnh, được phát hành và thanh toán bằng Đồng Việt Nam, xác lập nghĩa vụ trả nợ trực tiếp, là nợ thứ cấp của BIDV và thỏa mãn các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của BIDV theo quy định hiện hành.

Với loại trái phiếu này, BIDV có quyền mua lại từ các nhà đầu tư sau 1 năm.

Lãi suất trái phiếu được tính bằng lãi suất tham chiếu (trung bình cộng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân bằng Đồng Việt Nam, trả sau áp dụng cho kỳ hạn 12 tháng của 4 ngân hàng Agribank, Vietinbank, BIDV – khu vực Hà Nội và Vietcombank Sở giao dịch) cộng thêm 1,3%/năm.

Như vậy, trong tháng 11, BIDV đã phát hành tổng cộng 5.835 tỷ đồng trái phiếu với kỳ hạn 6 năm và 7 năm.

Trái phiếu đắt hàng trở lại

Theo các nhà phân tích SSI Research của công ty chứng khoán SSI, trong tuần cuối tháng 11 vừa qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) tiếp tục goi thầu tuần thứ 3 liên tiếp với tổng lượng gọi thầu là 3.547 tỷ đồng.

Trong đó, kỳ hạn 10 và 15 năm vẫn được ưa thích, lượng đăng ký gấp hơn 4 lần lượng gọi thầu và 100% được phát hành hết dù lãi suất trúng thầu giảm lần lượt 10 điểm cơ bản (bps) và 3bps. Các kỳ hạn 5 năm và 7 năm không phát hành thành công do thanh khoản của các NHTM (bên mua chủ yếu của các kỳ hạn dưới 10 năm) tuần qua khá căng thẳng, lãi suất qua đêm trên LNH lên sát 4% - còn cao hơn lãi suất trúng thầu trái phiếu VDB kỳ hạn 5 năm và 7 năm trong tuần trước.

Tuy nhiên, chủ trương giảm lãi suất ngày càng rõ nét của NHNN, mới nhất là hạ lãi suất OMO hôm 26/11, đã khiến nhu cầu TPCP các kỳ hạn 10 năm trở lên tăng mạnh, toàn bộ 5.500 tỷ đồng TPCP gọi thầu các kỳ hạn 10,15 và 20 năm trong tuần qua đều được phát hành hết, ghi nhận phiên đấu thầu thành công nhất trong tháng qua; lãi suất trúng thầu giảm đồng loạt từ 9 - 30bps ở các kỳ hạn.

Tính chung cả tháng 11 có 13.279 tỷ đồng TPCP được phát hành, tỷ lệ trúng thầu/lượng gọi thầu bình quân tháng là 78,5%, kỳ hạn trúng thầu bình quân là 14,24 năm – cao hơn so với mức 13,7 năm của 2 tháng trước đó.

Lũy kế 11 tháng có 187.911 tỷ đồng TPCP được phát hành, hoàn thành 72,3% kế hoạch phát hành cả năm 2019; kỳ hạn trúng thầu bình quân là 13,5 năm – cao hơn khá nhiều mức bình quân 12,15 năm của năm 2018.

Trên thị trường thứ cấp, lãi suất diễn biến cùng chiều trên sơ cấp khi giảm từ 4 - 10bps ở tất cả các kỳ hạn. Cụ thể, lợi tức kỳ hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm là 2,06%, 2,22%, 2,39%, 3,56%, 3,72%/năm, 4,2%/năm và 4,57%/năm.

Ngân hàng tiếp theo đạt chuẩn Basel II sớm gọi tên Nam A Bank

Nam A Bank vừa chính thức được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phê duyệt cho phép áp dụng trước hạn Thông tư 41 theo chuẩn Basel II (quyết định số 2506/QĐ – NHNN ngày 29/11/2019).

Như vậy đây là ngân hàng thứ 17 trong hệ thống đã đáp ứng được chuẩn Basel II sớm. Trong đó 15 ngân hàng trong nước được gọi tên bao gồm Vietcombank, VIB, OCB, TPBank, ACB, Techcombank, VPBank, MB, HDBank, VietBank, VietCapitalBank, MSB, SeABank, Nam A Bank và LienVietPostBank, cùng với hai ngân hàng nước ngoài gồm Shinhan Bank và Standard Chartered Việt Nam.

Basel II là phiên bản thứ 2 của Hiệp ước vốn Basel, quy định các nguyên tắc chung mà ngân hàng thương mại phải tuân thủ và được hầu hết các ngân hàng trên thế giới áp dụng. Tuân thủ theo Basel II sẽ giúp ngân hàng đáp ứng được những nguyên tắc quản trị rủi ro cao hơn, hoạt động an toàn và bền vững hơn. Đây là những nguyên tắc mà các ngân hàng trên thế giới tuân thủ nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế.

Thông tin từ Nam Á phát đi cho biết, sự kiện này tiếp tục khẳng định hoạt động an toàn, hiệu quả và bền vững của ngân hàng này, đáp ứng nhiều quy định khắc khe về hệ thống quản trị rủi ro và công nghệ theo chuẩn quốc tế.

Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh trở lại

Theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất qua đêm liên ngân hàng trong ngày 2/12 đã trở lại mức 4,28%/năm, kỳ hạn 1 tuần lên 4,43%/năm và 2 tuần là 4,46%/năm. Đây là các kỳ hạn được giao dịch nhiều nhất.

Lãi suất kỳ hạn dài hơn là từ 1 tháng đến 9 tháng lãi suất dao động từ 4,29% cho đến 5,8%, trong đó kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng phát sinh giao dịch không đáng kể.

Như vậy so với tuần cuối tháng 11, lãi suất liên ngân hàng đã tăng 0,35 điểm phần trăm kỳ hạn qua đêm còn kỳ hạn 1 tuần tăng tới 0,44 điểm phần trăm.

Trong tuần trước, lãi suất liên ngân hàng tăng cao và vượt xa mức 4%/năm nhưng đến hôm 26/11 khi NHNN hạ mạnh lãi suất thị trường mở (OMO) từ 4,5% xuống 4%/năm, kết hợp với việc cơ quan quản lý mạnh tay bơm tiền cho các ngân hàng sau nhiều tháng liền liên tục hút ròng, đã giúp lãi suất liên ngân hàng những ngày sau đó hạ nhiệt.

Tuy nhiên như đã phản ánh, thị trường chỉ hạ nhiệt được có 3 phiên, sang đến đầu tuần này lại bật tăng về mức "như chưa có chuyện gì xảy ra".

Theo giới quan sát, lãi suất liên ngân hàng bật tăng mạnh trở lại do nhu cầu thanh khoản cuối năm tăng cao, một phần nữa có thể do động thái hạ lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và vượt dự trữ bắt buộc của các ngân hàng kể từ ngày 2/12, mức giảm tới 0,4 điểm phần trăm và là lần giảm đầu tiên trong vòng 15 năm trở lại đây.

Trong một báo cáo mới công bố, các nhà phân tích của SSI Research cho rằng thông thường lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng sẽ dao động trong vùng từ lãi suất tín phiếu đến lãi suất OMO, hiện tại là 2,25% đến 4,0%/năm. Trong tháng cao điểm cuối năm, nhiều khả năng lãi suất liên ngân hàng sẽ dao động ở ngưỡng cao quanh 4%/năm.

Hoài Sơn

Tin liên quan