Bản tin tài chính ngân hàng ngày 24/12: Cao điểm tái cơ cấu ngân hàng năm 2020

Cập nhật: 09:00 | 24/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 24/12/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: BlackRock và Temasek tấn công thị trường tài chính Trung Quốc, SoftBank tắc khoản vay 3 tỉ USD giải cứu WeWork,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2412 cao diem tai co cau ngan hang nam 2020

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 23/12: Nhiều ngân hàng báo lãi vượt kế hoạch năm

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2412 cao diem tai co cau ngan hang nam 2020

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 20/12: Chính sách tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2412 cao diem tai co cau ngan hang nam 2020

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 19/12: Quĩ đầu tư Mỹ đề nghị Chính phủ Việt Nam nâng tỉ lệ sở hữu khối ngoại tại NH

Thống đốc Lê Minh Hưng: Vốn ngắn hạn chiếm xấp xỉ 80% vốn huy động toàn nền kinh tế

Tại Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp diễn ra ngày 23/12, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng đã chia sẻ một số thông tin về điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cho vay lĩnh vực doanh nghiệp thời gian qua.

NHNN đã điều hành, yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD) tập trung vào việc tiết giảm các chi phí trong hoạt động của mình cũng như đẩy mạnh xử lí nợ xấu, qua đó giảm bớt các chi phí tài chính, ổn định mặt bằng lãi suất huy động, để qua đó giảm được lãi suất cho vay.

Chính vì vậy, kể cả trong điều hành, ở những thời điểm đầu năm và tháng 8 và tháng 9/2019, NHNN đã giảm lãi suất để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Đặc biệt, trong thời điểm cuối năm, mùa kinh doanh của các doanh nghiệp thì lãi suất cho vay của các ngân hàng có bước giảm rõ rệt.

Cũng tại Hội nghị, Thống đốc Lê Minh Hưng đã chia sẻ về chính sách điều hành tín dụng. Theo đó, trong thời gian vừa qua NHNN đã chỉ đạo mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp, phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh.

Để gia tăng dòng vốn, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, NHNN cũng đã tập trung rà soát hoàn thiện các khung khổ pháp lí tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế được vay vốn theo năng lực tài chính và kinh doanh, mở rộng và đa dạng hóa các kênh tiếp cận tín dung.

Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo các TCTD tập trung vốn và lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là 5 lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và xây dựng và triển khai nhiều chương trình cho vay ưu đãi, khuyến khích trong một số lĩnh vực ưu tiên như cho vay theo chuỗi giá trị bền vững trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, chính sách thúc đẩy đầu tư vào năng lượng bền vững, cho vay tín dụng xanh, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 2412 cao diem tai co cau ngan hang nam 2020
Ảnh minh họa

Cao điểm tái cơ cấu ngân hàng năm 2020

Năm 2020 đang đến gần. Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam chỉ còn đúng 1 năm để hoàn thành nhiều yêu cầu, mục tiêu lớn đặt ra trong Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020”.

Tại thời điểm này, ngay ở một trường hợp cụ thể, có lộ trình định rõ, nhưng vẫn chưa thể thực hiện như nêu trong Đề án. Đó là trường hợp Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

Định hướng chuyển sang mua nợ theo giá thị trường, tham gia xử lý nợ xấu thực chất cho hệ thống, Đề án trên nêu giai đoạn 2017 - 2018 tăng đủ vốn cho VAMC lên 5.000 tỷ đồng, rồi đến 2020 đủ 10.000 tỷ đồng. Thế nhưng đến nay vẫn chưa có bất kỳ thông tin nào tăng vốn được công bố.

Như vậy, chỉ riêng một trường hợp VAMC tưởng như tính khả thi cao về bố trí nguồn, quy trình thủ tục để tăng vốn, mà đến nay vẫn không thể đảm bảo được yêu cầu trong Đề án.

Mục tiêu tiếp theo, đến 2020 có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất trong khu vực châu Á. Kết quả sẽ phải chờ bảng xếp hạng năm tới, còn hiện Việt Nam có nhóm “Big 4” đạt quy mô tổng tài sản vượt trên 1 triệu tỷ đồng mỗi thành viên.

Theo Đề án, cao điểm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ tập trung trong năm 2020, với những mục tiêu lớn và cả những sức ép lớn.

Còn thách thức lớn nhất đề ra tại Đề án, cũng như dồn thực hiện trong năm 2020 - năm còn lại của lộ trình, là xử lý dứt điểm các ngân hàng thương mại yếu kém.

Điểm nổi bật trong Đề án ngay từ khi ban hành hồi tháng 7/2017 đã được chú ý là Chính phủ đã nêu cả các biện pháp giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật khi thực hiện tái cơ cấu giai đoạn này.

BlackRock và Temasek tấn công thị trường tài chính Trung Quốc

Nguồn thạo tin của Reuters cho biết, các bên mới đây đã ký bản ghi nhớ hợp tác về việc thành lập liên doanh này tại Trung Quốc.

Thỏa thuận này được đưa ra sau khi chính phủ Trung Quốc "bật đèn xanh" tiếp tục mở cửa thị trường tài chính nước cho nhà đầu tư “ngoại”.

Theo bản ghi nhớ hợp tác, BlackRock và Temasek sẽ nắm giữ phần lớn cổ phần của liên doanh quản lý tài sản trên.

CCB là ngân hàng do chính phủ Trung Quốc hậu thuẫn và là ngân hàng lớn thứ 2 tại Trung Quốc về tài sản sau Ngân hàng Công thương Trung Quốc.

Trong năm 2019, CCB đã thành lập một đơn vị quản lý tài sản do ngân hàng này sở hữu toàn bộ và do đó, CCB khó có thể kiểm soát thêm 1 công ty quản lý tài sản khác, nguồn tin Reuters cho hay.

Thực tế, CCB đã ký thỏa thuận chiến lược với BlackRock nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư, quản lý tài sản, quản lý rủi ro và công nghệ tài chính. Tuy nhiên, cả CCB và Temasek chưa đưa ra bình luận về thông tin trên, còn BlackRock từ chối bình luận.

Cuối tuần trước, công ty quản lý tài sản Amundi SA của Pháp cho biết công ty này đã được chấp thuận thành lập liên doanh quản lý tài sản với một đơn vị của Ngân hàng Trung Quốc (Bank of China.

Trung Quốc mới cho phép các nhà quản lý tài sản nước ngoài thành lập quỹ tư nhân tại nước này hơn 2 năm qua và sắp tới có kế hoạch bãi bỏ quy định hạn chế quyền sở hữu đối với các quỹ tương hỗ vào tháng 4 tới.

Việc cho phép thành lập các liên doanh quản lý tài sản mở ra cơ hội cho các công ty quản lý tài sản nước ngoài thâm nhập thị trường Trung Quốc thông qua hình thức nắm giữ cổ phần.

SoftBank tắc khoản vay 3 tỉ USD giải cứu WeWork

Tập đoàn công nghệ SoftBank (Nhật Bản) mắc kẹt khi đàm phán với 3 ngân hàng lớn nhất nước này về khoản vay 3 tỉ USD do vướng trần cho vay áp dụng riêng với tập đoàn này.

Điều này càng làm khó SoftBank trong việc thu xếp gói cứu trợ 9,5 tỷ USD cho startup dịch vụ chia sẻ không gian văn phòng WeWork, nguồn tin của Reuters cho biết.

SoftBank có thể bước vào năm mới 2020 mà không có gói cứu trợ nào cho WeWork bởi các ngân hàng Nhật Bản rất lo ngại khi bung vốn cứu startup này.

Dẫu biết rủi ro trước mắt, 3 ngân hàng lớn nhất Nhật Bản, gồm Mizuho Financial Group, Mitsubishi UFJ Financial Group (MUFG) và Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) đang tìm cách cấp vốn cho SoftBank, nguồn tin giấu tên cho biết.

SoftBank chưa phản hồi về thông tin trên, còn 3 “ông lớn” Mizuho, MUFG và SMFG đều từ chối bình luận.

Nguồn tin cho biết thêm, hiện có 1 lựa chọn có thể xem xét là dùng một phần trong số 26% cổ phần của SoftBank tại tập đoàn thương mại điện tử Alibaba làm tài sản thế chấp.

Tháng 10/2019, SoftBank cho biết sẽ cấp gói cứu trợ 9,5 tỷ USD cho WeWork sau khi startup này hủy kế hoạch chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) do nhà đầu tư lo ngại vấn đề quản trị của WeWork và phong cách “ham vui” của nhà đồng sáng lập startup Adam Neumann.

Chủ tịch SoftBank Son Masayoshi thừa nhận mình đã làm ngơ với cách quản lý của Adam Neumann.

Bế tắc khi tìm kiếm khoản vay trong nước đã khiến SoftBank tìm đến dòng tiền 1,75 tỷ USD từ tập đoàn đầu tư tài chính Goldman Sachs, nguồn tin Reuters tiết lộ. Tuy nhiên, Goldman Sachs từ chối bình luận thông tin này.

SoftBank huy động được 5.500 tỷ yên (tức 50,28 tỷ USD) từ phát hành trái phiếu và đang gánh khoản vay ngân hàng lên tới 4.000 tỷ yên, theo số liệu của nhà cung cấp dữ liệu và cơ sở hạ tầng tài chính Refinitiv.

Bloomberg: Khác với năm 2019, chính sách tiền tệ của loạt NHTW thế giới năm 2020 sẽ yên ả hơn

Năm 2019, hàng loạt ngân hàng trung ương lao vào cuộc chơi cắt giảm lãi suất để chống chọi với sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Bloomberg cùng nhiều chuyên gia nhận định chính sách tiền tệ sẽ yên ả hơn trong năm 2020 tới đây.

Một số NHTW, chẳng hạn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) ít nhất đã tiến hành tăng lãi suất trước năm 2019, tạo cơ hội để nhà hoạch định nới lỏng chính sách giữa lúc tăng trưởng kinh tế tụt dốc mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tuy nhiên, một số NHTW khác như Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) lại rơi vào thế khó và buộc phải hạ lãi suất chuẩn xuống dưới mức 0, tạo ra thái độ hoài nghi về chính sách lãi suất âm.

Cụ thể, vào ngày 11/12, ông Powell cho biết lập trường chính sách hiện tại của Fed là phù hợp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế bền vững, duy trì thị trường lao động mạnh mẽ và lạm phát gần mức mục tiêu 2%.

Tại buổi nhậm chức Chủ tịch ECB, bà Christine Lagarde - người kế nhiệm của ông Draghi, đã hứa hẹn sẽ đánh giá lại các gói kích thích kinh tế trên như một phần trong cuộc đánh giá chính sách tiền tệ chiến lược đầu tiên của NHTW này kể từ năm 2003.

Các nhà kinh tế và thị trường dự đoán lãi suất của ECB sẽ giữ nguyên và biện pháp nới lỏng định lượng sẽ tiếp tục diễn ra trong suốt năm 2020.

Triển vọng của BoJ vào năm 2020 có vẻ tươi sáng hơn một chút sau khi chính phủ Nhật Bản công bố gói ngân sách để hỗ trợ tăng trưởng và một số dấu hiệu phục hồi trong nền kinh tế toàn cầu hiện ra.

BoE sẽ có một thống đốc mới vào năm 2020, chấm dứt cuộc tìm kiếm người kế nhiệm ông Mark Carney.

Các nhà phân tích từng dự đoán PBoC sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ với qui mô lớn vào năm 2019 đang thất vọng. Thống đốc Dịch Cương cũng cho biết ông dự định đi theo con đường nới lỏng chính sách khiêm tốn, nhắm mục tiêu kích thích kinh tế vào năm 2020.

Hoài Dương