Bản tin tài chính ngân hàng ngày 2/1: Dự trữ ngoại hối dự kiến tăng lên gần 92 tỉ USD trong năm 2020

Cập nhật: 09:36 | 02/01/2020 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 2/1/2020 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc để thúc đẩy nền kinh tế, nở rộ dịch vụ bán tiền độc lạ biếu tết,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 21 du tru ngoai hoi du kien tang len gan 92 ti usd trong nam 2020

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 31/12: Tăng trưởng tín dụng năm 2019 ước đạt trên 13%

ban tin tai chinh ngan hang ngay 21 du tru ngoai hoi du kien tang len gan 92 ti usd trong nam 2020

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 30/12: Kỳ vọng lãi suất vay giảm

ban tin tai chinh ngan hang ngay 21 du tru ngoai hoi du kien tang len gan 92 ti usd trong nam 2020

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 24/12: Cao điểm tái cơ cấu ngân hàng năm 2020

Vietcombank có thể duy trì tăng trưởng lợi nhuận kép 20% hàng năm từ 2020 - 2022

CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) có tiềm năng tăng trưởng thu nhập dịch vụ cao.

Cùng với việc thu nhập từ thanh toán dự báo sẽ tiếp tục duy trì tăng trưởng tốt (theo kế hoạch duy trì biểu phí hiện tại), VDSC kì vọng rằng thu nhập dịch vụ của ngân hàng sẽ tăng 50% mỗi năm trong ba năm tới và chiếm 20% thu nhập hoạt động vào năm 2022 (từ mức 9,8% trong 9 tháng đầu 2019).

Bên cạnh đó, VDSC cho rằng tỉ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của Vietcombank còn dư địa để cải thiện, dù việc mở rộng sẽ chậm lại. Với tỉ lệ CASA cao xấp xỉ 30%, ngân hàng khả năng sẽ ít bị ảnh hưởng hơn bởi áp lực huy động và tăng lãi suất so với các ngân hàng khác.

VDSC cho rằng ngân hàng vẫn có thể tiếp tục cải thiện NIM hiện tại, mặc dù dư địa sẽ trở nên hạn chế hơn do việc giảm tỉ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (LDR) tối đa cho phép về 85% so với mức 90% trước đây đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh.

Hiện Vietcombank đang cân đối được giữa việc mở rộng biên lãi ròng và kiểm soát chất lượng tài sản. Vào quí III/2019, tỉ lệ nợ xấu khá thấp ở mức 1,1% và tỉ lệ dự phòng bao nợ xấu rất cao ở mức 185,2%.

Bộ đệm vốn hiện tại tương đối dồi dào với CAR Thông tư 41 (Basel II) ở mức 9,9%. Nhà băng này vẫn đang có kế hoạch tăng vốn bằng cách phát hành riêng lẻ khoảng 7% vốn điều lệ nhằm có thể duy trì tăng trưởng tín dụng cao trong những năm tới.

Từ những phân tích trên, theo VDSC, dựa trên lợi thế về chi phí vốn thấp, ngân hàng đã mở rộng NIM thành công bằng cách mở rộng sang các phân khúc có tỉ suất lợi nhuận cao hơn như cho vay bán lẻ và trái phiếu tổ chức tín dụng khác trong khi vẫn duy trì chất lượng tài sản lành mạnh.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 21 du tru ngoai hoi du kien tang len gan 92 ti usd trong nam 2020
Ảnh minh họa

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc hạ tỉ lệ dự trữ bắt buộc để thúc đẩy nền kinh tế

PBoC sẽ hạ RRR 50 điểm cơ bản vào ngày 6/1, từ đó giảm lượng tiền mặt mà ngân hàng buộc phải dự trữ.

Việc hạ RRR sẽ tăng nguồn cung tiền để các ngân hàng cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ.

PBoC đã ba lần hạ RRR trong năm 2019 để thúc đẩy nền kinh tế Trung Quốc, khi tốc độ tăng trưởng trong năm ngoái ở mức thấp nhất trong ba thập niên.

Theo hãng tin Tân Hoa Xã, lần hạ mới nhất sẽ giúp đáp ứng nhu cầu tiền mặt trước dịp Tết Nguyên đán vào cuối tháng Một này.

Nhu cầu trong nước yếu hơn và cuộc chiến thương mại với Mỹ đã "góp phần" vào sự giảm tốc của nền kinh tế Trung Quốc.

Mỹ và Trung Quốc trong tháng trước đã thông báo đạt thỏa thuận thương mại giai đoạn một, hạ nhiệt căng thẳng thương mại kéo dài gần hai năm qua, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump giảm hoặc hủy bỏ một số thuế đánh vào hàng hóa của Trung Quốc, trong khi Trung Quốc cam kết thực hiện các cải cách thương mại và tăng cường mua nông sản của Mỹ.

Ngày 31/12, ông Trump cho biết thỏa thuận giai đoạn một với Trung Quốc sẽ được ký vào giữa tháng này và ông sẽ tới Trung Quốc để tiếp tục đàm phán.

Giá trị trái phiếu Chính phủ đang niêm yết: Xấp xỉ 1 triệu tỉ đồng

Năm 2019, Kho bạc Nhà nước huy động thành công 197.769 tỉ đồng qua đấu thầu trái phiếu Chính phủ tại HNX, nâng giá trị niêm yết trái phiếu Chính phủ lên xấp xỉ 1 triệu tỉ đồng.

Về lãi suất, so với tháng 11/2019, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Kho bạc Nhà nước tháng 12 giảm trên tất cả kì hạn, với mức giảm từ 0,03 - 0,37 điểm %/năm; trong đó lãi suất trúng thầu tại kì hạn 5 năm giảm mạnh nhất.

Lũy kế cả năm 2019, Kho bạc Nhà nước đã gọi thầu 246.250 tỉ đồng và phát hành 197.769 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ qua HNX, tương đương tỉ lệ trúng thầu 80,3%. Giá trị gọi thầu và trúng thầu tập trung chủ yếu ở kì hạn 10 và 15 năm.

Trên thị trường trái phiếu Chính phủ thứ cấp tháng 12/2019, giá trị giao dịch repos (mua bán lại) đạt 45% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường và tăng 10,3% so với tháng 11 vừa qua.

Tổng khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ theo phương thức giao dịch thông thường (mua đứt bán đoạn, outright) đạt hơn 947 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch hơn 109.000 tỉ đồng, giảm 16,6% về giá trị so với tháng trước.

Tổng khối lượng giao dịch trái phiếu Chính phủ theo phương thức giao dịch mua bán lại (repos) đạt hơn 836 triệu trái phiếu, tương đương với giá trị giao dịch đạt hơn 89.500 tỉ đồng, giảm 0,77% về giá trị so với tháng 11.

Dự trữ ngoại hối cuối năm 2019 đạt mức kỉ lục 80 tỉ USD, dự kiến tăng lên gần 92 tỉ USD trong năm 2020

Theo đánh giá mới nhất từ CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSC), dự trữ ngoại hối cuối năm 2019 của Việt Nam đã đạt mức cao kỉ lục ước tính vào khoảng 80 tỉ USD, tương đương khoảng 3,8 tháng nhập khẩu và khoảng 6% GDP (theo cách tính mới).

Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết lượng ngoại hối mua vào bổ sung dự trữ ngoại hối trong năm 2019 vào khoảng 20 tỉ USD.

Đồng thời với việc mua vào dự trữ ngoại hối, NHNN đã nhịp nhàng điều chỉnh thanh khoản trên hệ thống thông qua công cụ tín phiếu và thị trường mở (OMO) tại các thời điểm thanh khoản hệ thống có biến động bất thường. Tính chung cả năm, NHNN đã hút ra khoảng 64.000 tỉ đồng.

Trong bối cảnh cán cân thương mại tiếp tục duy trì trạng thái xuất siêu ở mức cao, đồng thời dòng tiền kiều hối vẫn tăng trưởng ổn định, các chuyên gia của KBSC ước tính trong năm 2020 NHNN sẽ mua vào khoảng 10 - 12 tỉ USD, nâng mức dự trữ ngoại hối lên gần 92 tỉ USD, tương đương 4 tháng nhập khẩu.

Theo KBSC, so với các nước trong khu vực, mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam vẫn ở mức thấp, do vậy động thái bổ sung của Việt Nam là hợp lí và có thể giúp Việt Nam giải trình cho việc Mỹ đánh giá là "thao túng tiền tệ".

Nở rộ dịch vụ bán tiền độc lạ biếu tết

Khảo sát một vòng các shop online chuyên bán những mặt hàng độc cho thấy những loại tiền để làm quà tặng, lì xì trong dịp tết có tới vài chục loại khác nhau.

Đặc biệt, nhiều loại tiền được quảng cáo là “độc nhất vô nhị”, “có một không hai”. Giá các loại tiền này chênh lệch nhau rất lớn, có loại giá bèo chỉ từ 20.000 đồng/tờ nhưng có loại lên tới 4 triệu đồng/tờ.

Đáng chú ý là riêng USD có tới cả chục loại khác nhau. Điển hình như USD mạ vàng, mạ vàng 3D, chuột mạ vàng...

Không chỉ đa dạng về chủng loại mà đồng USD còn đa dạng cả về mệnh giá. Bởi có những tờ mệnh giá lên tới 1 triệu USD, thậm chí 1 tỉ USD được dùng để làm quà lưu niệm với chất liệu gần giống tiền thật.

Dù có mệnh giá khủng như vậy nhưng đồng tiền này chỉ có giá bán lẻ ở mức 25.000 đồng/tờ, thậm chí mua với số lượng lớn sẽ được giảm giá.

Riêng với tờ 100 USD mạ vàng được quảng cáo là nhập khẩu nguyên bộ từ Mỹ kèm theo chứng nhận xuất xứ có giá dao động 2,5 - 3 triệu đồng/tờ.

Bên cạnh đồng USD, thị trường tiền độc lạ mùa tết còn có rất nhiều tờ tiền in hình chuột của Đài Loan, Trung Quốc. Đặc biệt, trên thị trường còn xuất hiện loại tiền in hình chuột Jerry mạ vàng, đồng xu hình con chuột mạ vàng của Úc, tiền in hình mã đáo thành công của Uzbekistan.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính Mỹ không in đồng tiền có linh vật liên quan đến phong tục tập quán của các nước tại châu Á nhưng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ có thể đặt hàng các công ty ngoài để in những loại tiền này. Do vậy, ông Hiếu cảnh báo khách hàng coi chừng sập bẫy lừa hoặc hàng giả.

Văn Khương