Dạy con:

7 "hình phạt" cực hay cho trẻ mà cha mẹ nên biết

Cập nhật: 16:00 | 21/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hãy cùng tham khảo những hình phạt hay dưới đây để có thể áp dụng ngay cho trẻ khi mắc lỗi mà ta chưa cần sử dụng đến biện pháp mạnh tay là dùng đòn roi với trẻ.

7 hinh phat cuc hay cho tre ma cha me nen biet

Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

7 hinh phat cuc hay cho tre ma cha me nen biet

3 bí quyết vàng giúp trẻ em tăng khả năng vận động

7 hinh phat cuc hay cho tre ma cha me nen biet

Những cách dạy trẻ 6 tuổi bố mẹ nên áp dụng nếu muốn con vừa ngoan, vừa giỏi

Phạt con đứng

7 hinh phat cuc hay cho tre ma cha me nen biet
Ảnh minh họa

Phụ huynh ngày xưa cũng đã được nếm mùi “đứng xó” ở ngay tại nhà hoặc lớp học, việc áp dụng hình phạt này cho trẻ vẫn rất hay và nguyên giá trị. Đối với hình phạt này cha mẹ nên phạt trẻ đứng góc từ 5 – 15 phút theo độ tuổi. Ví dụ đối với trẻ 4 tuổi thời gian đứng góc của con là 4 phút, tùy theo tuổi mà tăng giảm số phút. Hình phạt đứng chỉ nên áp dụng 1 lần/ 1 ngày cho con.

Ngoài việc bắt con đứng góc, cha mẹ có thể phạt con đứng trong phòng kín hoặc một nơi yên tĩnh an toàn để con suy nghĩ về sai lầm của mình.

Phương pháp này phù hợp cho trẻ từ 2 – 5 tuổi, nhưng cha mẹ vẫn có thể áp dụng với trẻ từ 11 – 12 tuổi.

Tịch thu những món đồ yêu thích

Khi bé mắc lỗi vứt đồ lung tung, không thu đồ chơi sau khi chơi xong. Hãy phạt con bằng cách này để con biết rằng, những món đồ mình yêu thích thì phải biết giữ gìn và nâng niu. Nếu con không biết giữ gìn thì con cũng không được phép chơi những món đồ đó.

Phạt con làm việc nhà

7 hinh phat cuc hay cho tre ma cha me nen biet
Ảnh minh họa

Việc này nên áp dụng ngay khi con mắc lỗi như làm đổ sữa ra sàn nhà, vứt đồ đạc lung tung…Hãy phạt con dọn ngay “bãi chiến trường” mà con bày ra, giúp con nhận thức được bản thân là người phải dọn dẹp khi bày bừa chứ không phải là bố mẹ. Ngoài ra nó còn dạy trẻ có ý thức và trách nhiệm trong khi chơi và rất nhiều đức tính tốt đẹp khác. Làm việc nhà không chỉ là hình phạt còn là biện pháp giáo dục rất hay rèn rũa cho con những đức tính tốt đẹp sau này.

Hình phạt – khoảng chờ sau mỗi lần tức giận

Trẻ con chưa có kinh nghiệm kiểm soát bản thân, hành động còn mang cảm tính rất lớn. Khi xảy ra mâu thuẫn, xô xát với bạn bè anh em dù trẻ đúng hay sai việc bố mẹ can thiệp và bắt con hành xử theo cách của người lớn đều đem lại cảm giác khó chịu và không phục ở trẻ. Trong trường hợp này bố mẹ dành cho con một khoảng chờ nhất định bằng việc phạt con ngồi yên một chỗ để suy nghĩ về hành động của mình sau đó mới phân xử sẽ khôn ngoan hơn việc giải quyết ngay tức khắc.

Hình phạt này khá nhẹ nhàng nhưng lại hiệu quả rõ rệt trong tình huống này.

Cấm làm thứ trẻ thích

7 hinh phat cuc hay cho tre ma cha me nen biet
Ảnh minh họa

Mẹ có thể áp dụng hình phạt này khi bé không đánh răng, kén ăn, vứt đồ linh tinh… Bạn nên áp dụng hình thức phạt này để con hiểu rằng, khi con không hoàn thành nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, thì con cũng không được phép làm những điều mình thích. Hãy phạt cho đến khi nào con có ý thức hoàn thành công việc của mình.

Phạt con đọc sách và chép phạt

7 hinh phat cuc hay cho tre ma cha me nen biet
Ảnh minh họa

Khi bé mắc lỗi thích dùng bạo lực, nói dối, lấy đồ của người khác. Khi trẻ mắc những lỗi này, nghĩa là con bạn đang rất gần với ranh giới của một đứa trẻ hư. Và việc đánh chửi con chỉ càng đẩy con bạn đến gần hơn ngưỡng hư hỏng mà thôi.

Hãy yêu cầu con phải đọc hết một cuốn sách mà bạn chọn, thường là những cuốn sách mang tính chất giáo dục. Sau đó con phải chép phạt 1 câu hoặc 1 đoạn ý nghĩa nào đó trong cuốn sách. Theo các nhà tâm lý, việc đọc sách và chép phạt sẽ giúp điều chỉnh tâm lý và hành vi của trẻ rất tốt.

Hình phạt của cô tấm

7 hinh phat cuc hay cho tre ma cha me nen biet
Ảnh minh họa

Khi bé mắc lỗi không nhẫn nại, làm việc, học giữa chừng thì bỏ dở. Nếu con bạn mắc lỗi này, hãy phạt con bằng cách trộn lẫn 2 loại đậu khác nhau vào một bát to. Sau đó yêu cầu con phải nhặt riêng từng loại đậu ra 2 bát khác nhau. Đây chính là một cách phạt con khoa học cực hay giúp trẻ rèn luyện tính kiên nhẫn.

Minh Phương