5 bí quyết khởi nghiệp kinh doanh chắc chắn sẽ thành công

Cập nhật: 11:00 | 23/07/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Trong cuộc sống, để có được những thành tích cao, thành công ắt hẳn mỗi người đều phải trải qua những thất bại, sự cố để lấy đó làm bài học. Đặc biệt, trong lĩnh vực kinh doanh thì sự thất bại là điều không thể tránh khỏi. Điều quan trọng là bạn biết rút ra những bài học kinh nghiệm trong kinh doanh sau những lần vấp ngã đó để tạo nên thành công trong những lần kinh doanh tiếp theo. Dưới đây là 5 bí quyết khởi nghiệp kinh doanh chắc chắn sẽ thành công.

5 bi quyet khoi nghiep kinh doanh chac chan se thanh cong

Những lỗi sai lầm về cách quản trị và kinh doanh ở Việt Nam

5 bi quyet khoi nghiep kinh doanh chac chan se thanh cong

3 kỹ năng kinh doanh giúp bạn khởi nghiệp thành công

5 bi quyet khoi nghiep kinh doanh chac chan se thanh cong

Những câu nói triết lý về kinh doanh đơn giản sẽ làm thay đổi cuộc sống của bạn

1. Đừng bỏ học đại học khi có thể hoàn tất được

5 bi quyet khoi nghiep kinh doanh chac chan se thanh cong
Ảnh minh họa

Chắc hẳn bạn đã biết tới nhiều người thành công và trở thành tỷ phú trên thế giới dù bỏ đại học giữa chừng như: Richard Branson, Ted Turner, Larry Ellison, Bill Gate, Michael Kors… Vậy thì đại học có lẽ chẳng cần thiết nếu muốn thành công? Bởi dù bỏ học đại học thì họ vẫn kiếm được nhiều tiền và khiến người khác phải ngả mình thán phục về những thành tựu mà họ đạt được.

Đừng vội kết luận như vậy, những người nổi tiếng và thành công mà bạn biết có cách tư duy và học hỏi từ nhiều điều xung quanh rất khác với đa số mọi người. Nếu bạn không tự tin rằng mình có thể làm được điều đó tốt như họ và không cần bất cứ hệ thống kiến thức nào thì đừng bỏ học đại học.

Trường đại học không những mang cho bạn những kiến thức nền tảng có hệ thống mà còn là mạng lưới mối quan hệ với các giảng viên, giáo sư và những người bạn cùng học. Ngoài ra, bạn được tham gia vào các hoạt động khác trong trường đem lại nhiều lợi ích và dễ dàng khám phá bản thân như các chuyến đi tình nguyện, các câu lạc bộ giao lưu nghệ thuật – ngôn ngữ… Đó sẽ là bước đầu vững chắc trong bất cứ ngành nghề nào mà bạn lựa chọn kể cả việc khởi nghiệp kinh doanh.

2. Tìm người cố vấn giỏi, có kinh nghiệm

Một sai lầm thường gặp của các startup hay còn gọi là những người khởi nghiệp chính là việc không xác định được mục tiêu và chiến lược phát triển chi tiết. Nhóm khởi nghiệp cùng người đứng đầu đôi khi không có tầm nhìn bao quát cho các hoạt động đang diễn ra và mang đến những thay đổi phù hợp. Đó là lý do chúng ta cần tìm người cố vấn cho các công ty khởi nghiệp.

Người cố vấn thường đưa ra những lời khuyên đánh giá toàn diện hơn, sáng suốt hơn. Điều này có vẻ vô lý bởi những người trực tiếp làm mới có thể nhìn ra vấn đề? Thế nhưng người cố vấn thường là những người có kiến thức sâu hơn với khả năng và kinh nghiệm để nhìn tổng thể cả hệ thống và đưa ra lời khuyên chính xác nhất.

3. Nắm bắt mọi cơ hội có thể có được

5 bi quyet khoi nghiep kinh doanh chac chan se thanh cong
Ảnh minh họa

Không có người thành công nào chỉ đứng yên đợi chờ cơ hội tới. Trong quá trình hoàn thiện bất cứ một thứ gì, họ không ngừng nâng cấp bản thân bằng những kiến thức và kỹ năng mới mà còn quan sát và tìm kiếm những cơ hội xung quanh. Đặc biệt là khi khởi nghiệp, mọi cơ hội đều quý giá đến nỗi bất cứ startup nào cũng nhanh chóng nắm bắt lấy.

Vì vậy, bạn hãy khám phá những thế mạnh và tiềm năng mà bạn có để tận dụng chúng một cách triệt để. Chỉ khi có khác biệt mới khiến sản phẩm của bạn nổi bật trên thị trường, và cơ hội đến chính là thời điểm bạn thể hiện ra những điều đặc biệt mà mình có để đạt được những thành công lớn. Cơ hội không đến nhiều lần, đôi khi chúng ta phải tự tạo ra những cơ hội từ chính những điều mình có và sự trợ giúp từ nhiều nguồn xung quanh như tham gia các sự kiện và hội thảo về kinh doanh – khởi nghiệp.

4. Tham gia cộng đồng khởi nghiệp startup

5 bi quyet khoi nghiep kinh doanh chac chan se thanh cong
Ảnh minh họa

"Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau" – nếu bạn muốn khởi nghiệp thì việc kết giao với những người có chung chí hướng là vô cùng cần thiết. Với tinh thần khởi nghiệp đang lan rộng khắp cả nước hiện nay, các cộng đồng hỗ trợ người khởi nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều mang đến cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và kết nối kinh doanh.

Phần đông các startup đều không có nhiều mối quan hệ phù hợp giúp ích cho quá trình khởi nghiệp giúp mọi việc diễn ra suôn sẻ hơn trong rất nhiều khâu: nguyên liệu đầu vào, sản xuất, vận chuyển, phân phối… Với mạng lưới nhiều công ty khởi nghiệp, các nhà cố vấn, các nhà đầu tư thì việc tham gia vào cộng đồng khởi nghiệp uy tín sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn dành cho những người khởi nghiệp.

Khởi nghiệp là một hình thức hoạt động mang lại nhiều sự hỗ trợ gần như toàn diện về mọi mặt dành cho những người khởi nghiệp. Đó không những là nơi kết nối các cá nhân, doanh nghiệp với nhau mà còn đem lại cơ hội cho những người khởi nghiệp gặp gỡ các nhà cố vấn và kết nối đầu tư.

5. Xây dựng kế hoạch gọi vốn đầu tư khởi nghiệp

5 bi quyet khoi nghiep kinh doanh chac chan se thanh cong
Ảnh minh họa

Bất cứ hoạt động nào khi khởi nghiệp đều cần có chi phí: thuê nhân sự, đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu và thử nghiệm sản phẩm, thủ tục giấy tờ cần thiết,…. Với quy mô nhỏ, bạn không cần quá nhiều vốn ban đầu và đa phần sử dụng nguồn tiền cá nhân và vay mượn người thân bạn bè là chính.

Thế nhưng khi phát triển sản phẩm nào đó đến một mức nhất định yêu cầu phải có nguồn vốn đủ để đảm bảo vận hành hệ thống một cách thuận lợi, nâng cấp tính năng của sản phẩm, tối ưu dịch vụ và mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất.

Chính vì vậy, xây dựng kế hoạch gọi vốn là điều không thể thiếu khi bạn muốn thành công khi khởi nghiệp. Việc đầu tiên, bạn cần liệt kê ra những chi phí cần thiết dựa trên các hoạt động của công ty và đưa ra con số cụ thể mà mình mong muốn để lên kế hoạch sử dụng số tiền đó.

Bạn hãy vạch ra những mục tiêu có khả năng đạt được về doanh thu và lợi nhuận cùng những định hướng xa hơn sau khi kêu gọi được nguồn vốn đó kèm theo những tính toán liên quan đến việc chia sẻ hoa hồng đối với nhà đầu tư. Sau đó chính là bước tìm các nhà đầu tư/quỹ đầu tư có hứng thú với lĩnh vực kinh doanh của bạn và tìm cơ hội gặp gỡ để kêu gọi vốn.

Minh Phương