Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: ‘Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ không vượt Hiến pháp’

Cập nhật: 08:41 | 11/08/2017 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý mới để thành lập nên 3 khu hành chính đặc biệt gồm Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong. Những thể chế này sẽ không vượt Hiến pháp, không ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh, chủ quyền lãnh thổ, môi trường, văn hóa, sức khỏe người dân. Còn lại sẽ tạo môi trường thông thoáng.

bo truong nguyen chi dung luat don vi hanh chinh kinh te dac biet se khong vuot hien phap

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: ‘Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ không vượt Hiến pháp’


"Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ không vượt Hiến pháp, không ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh, chủ quyền lãnh thổ, môi trường, văn hóa, sức khỏe người dân. Còn lại sẽ tạo môi trường thông thoáng". Thông tin trên được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay tại Diễn đàn M&A 2017 với chủ đề Tìm bước đột phá.

Luật đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt sẽ tạo ra khuôn khổ pháp lý mới để thành lập nên 3 khu hành chính đặc biệt gồm Vân Đồn, Phú Quốc, Bắc Vân Phong. Đây là những khu được thiết kế với những thể chế vượt trội so với trong nước và cạnh tranh so với quốc tế. Nhằm tạo ra tốc độ tăng trưởng cao, tự do đầu tư, sáng tạo, áp dụng mô hình thể chế mới, để thu hút dòng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ vào đây, theo định hướng phát triển mà Nhà nước ban hành.

Nhà nước chỉ khống chế về vấn đề chủ quyền quốc gia, an ninh quốc phòng, sức khỏe dân sin, môi trường còn lại những gì liên quan đến kinh doanh, đầu tư đều được tự do. Trên thế giới những khu vực này đã hình thành và phát triển trên 75 năm, Bộ trưởng cho hay.

Chia sẻ về cơ chế vượt trội của các khu hành chính đặc biệt này, vốn đang được dư luận quan tâm, Bộ trưởng giải thích, Việt Nam phát triển dựa vào quá nhiều tiềm năng tình như tài nguyên, lao động, vị trí địa lý. Những điều này đang đến giới hạn, do đó Việt Nam phải dựa vào tiềm năng năng động.

Những năm qua, sau mỗi đợt cải cách Việt Nam cũng đạt những bước đột phá những đang dần giảm đi hiệu quả, do đó cần có cú hích mới.

Trên thế giới đặc khu hành chính đặc biệt đã có từ những năm 1940, với nhiều hình thức khác nhau như khu kinh tế mở, kinh tế tự do. Việt Nam cũng có nhiều mô hình như khu công nghiệp, kinh té cửa khẩu nhưng chưa thực sự hấp dẫn để thu hút các thể chế.

Do đó, để tăng tính cạnh tranh, Việt Nam cần phải thành lập sân chơi mới đủ sức hấp dẫn, cạnh tranh với các khu vực thế giới. Cùng với đó là định hướng tốt hơn như xanh, sạch, công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, tất cả những gì hay ho của thế giới đều có thể đầu tư thỏa sức tại đây. Từ đó, có thể lan tỏa ra nhiều khu vực kinh tế khác trong nước.

"Các khu hành chính đặc biệt này còn tạo ra sân chơi mới cho nhà đầu tư, họ cần gì, muốn gì thì Việt Nam sẽ xây dựng thể chế đáp ứng nhu cầu đó, chứ không phải Nhà nước có gì thì cho nhà đầu tư cái đó như trước đây", Bộ trưởng nhấn mạnh. Đảm bảo nguyên tắc thực thi để đạt khả năng thành công cao nhất, chiến lược phát triển sao cho 3 khu không cạnh tranh nhau, mà hỗ trợ và bổ sung cho nhau.

Bộ trưởng cũng cho hay, những thể chế này sẽ không vượt Hiến pháp, không ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh, chủ quyền lãnh thổ, môi trường, văn hóa, sức khỏe người dân. Còn lại sẽ tạo môi trường thông thoáng.

Về đất đai, luật pháp hiện nay cho phép thuê 50 năm, lần này Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho kéo dài lên 99 năm. Chúng ta phải mạnh dạn để thu hút đầu tư, Bộ trưởng chia sẻ, mô hình chính quyền 3 đặc khu cũng được đơn giản hóa. Trong đó thiết kế chỉ 1 cấp, tức không có Hội đồng nhân dân, ngoài ra còn có ưu đãi về thuế… Nếu được Quốc hội thông qua, Bộ trưởng hy vọng sẽ tạo ra thể chế để thu hút nhà đầu tư.

Cả 3 khu này đều được Trung ương thí điểm để đầu tư kinh doanh casino và nhiều ngành nghề khác. Các ngành nghề đặc thù cho mỗi khu như: đối với Vân Phong có điều kiện rất tốt để phát triển cảng trung chuyển, logistics; Vân Đồn có thể phát triển công nghệ sinh học, giáo dục, công nghệ dược phẩm… Các ngành nghề ở đây làm sao không xung đột lẫn nhau và bổ sung cho nhau để phát triển.

T. Vinh

Tin liên quan