VRE "gồng gánh" thị trường, hàng chục triệu "cổ đất" được khớp lệnh giá trần

Cập nhật: 15:50 | 18/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Trong phiên giao dịch đầu tuần, cổ phiếu VRE và loạt cổ phiếu bất động sản (BĐS) đồng thời tăng trần với khối lượng lớn.

Trong phiên giao dịch chiều ngày 18/3/2024, thị trường chứng khoán tiếp tục giảm điểm với thanh khoản kỷ lục. Theo đó, VN-Index chốt phiên giao dịch hôm nay với mức giảm 0,04%, qua đó lui về mốc 1.263 điểm. Thanh khoản thị trường ghi nhận con số rất cao khi đạt trên 43,1 nghìn tỷ đồng.

Tại nhóm VN30, GVR, CTG, VCB là 3 cổ phiếu đóng góp nhiều nhất vào đà giảm của thị trường. Đáng nói, GVR là mã tiêu cực nhất nhóm khi giảm trên 5% cùng khối lượng lớn. Chiều ngược lại, VRE là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi tăng trần cùng thanh khoản đột biến.

VRE
Hàng chục triệu cổ phiếu BĐS được khớp lệnh trong phiên hôm nay.

Tổng quan, trong phiên giao dịch hôm nay, thị trường chứng khoán tiếp tục xu hướng giảm điểm và áp lực bán đang có dấu hiệu đạt đến cao trào. Đáng chú ý, nhóm BĐS là điểm nhất trong phiên hôm nay khi liên tục được khớp lệnh hàng chục triệu đơn vị tại mức giá trần.

Tại nhóm đầu tư công, so với phiên sáng, sắc đỏ chiếm ưu thế. Kết phiên chiều, các mã cổ phiếu thuộc liên danh VIETUR gồm CC1, VCG, HAN,... tiếp tục xu hướng giảm với thanh khoản tăng cao. Cùng chiều, các cổ phiếu cùng ngành khác như HHV, KSB, FCN, LCG,... chưa thể lấy lại sắc xanh. CTD là 1 trong những cổ phiếu tiêu cực nhất nhóm khi giảm sàn.

Diễn biến cùng chiều, nhóm đầu tư công, nhóm cổ phiếu thép có phần giữ nhịp. Bộ 3 cổ phiếu HPG, HSG, NKG ghi nhận mức giảm khoảng 3%. Ngoài ra, các mã vốn hóa nhỏ hơn như SMC, POM, TIS,... không thay đổi quá nhiều so với diễn biến của phiên sáng.

Tại nhóm chứng khoán, dòng tiền có tín hiệu cải thiện đáng kể so với phiên sáng, dẫn tới diễn biến phân hóa rõ ràng. AGR và FTS tuy đã thoát khỏi cảnh sàn cứng, tuy nhiên mức độ hồi phục không quá nhiều. Đặc biệt, HHS là cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi tăng trên 4%.

Trong diễn biến khác, nhóm ngân hàng ghi nhận sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Ngoài VCB các mã cùng ngành như BID, VIB, STB... cũng ghi nhận mức độ giảm điểm đáng kể so với phiên giao dịch sáng nay,

Tại nhóm dầu khí, diễn biến của của giá dầu trong ngày hôm qua đã tác động một phần tới biến động của cổ phiếu năng lượng. Chốt phiên chiều, PVD, PVS, BSR, PVC phân hóa trong sắc xanh, đỏ đan xen với thanh khoản tương đối.

Ngoài ra, lực bán bất ngờ suy giảm đáng kể tại nhóm BĐS trong phiên chiều nay. Kết phiên giao dịch chiều 18/3, các cổ phiếu như DIG, CEO, HDC, DXG,... phân hóa trong sắc xanh giao động từ 1% - 3%. Đáng chú ý, HDC, DIG, QCG là các cổ phiếu tích cực nhất nhóm khi tăng trần cùng khối lượng đột biến.

Trên sàn HNX, nhịp giảm của nhóm HNX30 gây ra nhiều tác động tới chỉ số chung trong cuối phiên. Chốt phiên giao dịch chiều 18/3, số lượng mã đỏ vẫn chiếm ưu thế, chỉ số HNX-Index tiến về vùng 236 điểm. Thanh khoản trên sàn HNX tiếp tục được duy trì mức cao, tương đương 187 triệu đơn vị, trị giá khoảng hơn 3.900 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, nhóm HNX30 diễn biến tương đối cùng chiều với sự phân hóa rõ ràng của dòng tiền. Đáng chú ý, HLD là mã mạnh nhất nhóm khi tăng trên 4%. Bên cạnh đó, PVC là mã duy nhất giảm trên 2% trong phiên hôm nay.

Trên UPCoM, dòng tiền đã có sự phân hóa rõ ràng. Chốt phiên, UPCoM-Index ghi nhận biến động không quá lớn. Tổng khối lượng khớp lệnh đạt trên 55 triệu đơn vị, giá trị khoảng trên 735 tỷ đồng. Cổ phiếu BSR không biến động quá nhiều khi đóng cửa tại mốc 18.800 đồng/CP với khối lượng giao dịch thị đạt xấp xỉ 9,5 triệu đơn vị. Tiếp theo đó, C4G khớp trên 1,8 triệu đơn vị và đóng cửa tại vùng giá 11.300 đồng.

Tổng quan, trong phiên hôm nay, mặc dù giảm tương đối trong phiên sáng, tuy nhiên thị trường đã nỗ lực rút chân đáng kể khi đóng cửa tại mốc 1.243 điểm. Trong phiên hôm nay, dòng tiền đã có sự xoay chuyển sang nhóm cổ phiếu BĐS, qua đó kéo theo đà tăng trần tại cổ phiếu DIG, TCH, QCG. Ngoài nhóm BĐS, cổ phiếu VRE cũng tăng trần sau thông tin Vingroup chốt bán Vincom ReTail.

Cụ thể, trong này 17/3, HĐQT Tập đoàn Vingroup đã ban hành nghị quyết số 03/2024 về việc bán phần vốn góp lên tới 100% vốn điều lệ trong Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Thương mại SDI.

Đáng chú ý, SDI là công ty đang sở hữu trên 99% vốn điều lệ của CTCP Kinh doanh Thương mại Sado, cổ đông lớn của Vincom Retail. Giao dịch dự kiến sẽ thực hiện từ tháng 3/2024 đến quý III/2024. Sau khi giao dịch này hoàn tất, Công ty SDI, Công ty Sado và Công ty Vincom Retail không còn là công ty con của Tập đoàn Vingroup.

Được biết, Sado đang là cổ đông lớn nhất của Vincom Retail khi sở hữu 41,5% vốn điều lệ. Doanh nghiệp này bắt đầu sở hữu cổ phiếu VRE kể từ tháng 2/2021 sau khi sáp nhập công ty TNHH Kinh doanh và Phát triển Đô thị Nam Hà Nội. Kể từ tháng 4/2021, Sado đã chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của của Vincom Retail khi nhận chuyển nhượng thêm 751 triệu cổ phiếu VRE. Về phía Vingroup, hiện tập đoàn cũng đang sở hữu 18,8% vốn điều lệ của VRE.

VN-Index "đánh rơi" 35 điểm trong phiên đầu tuần với thanh khoản kỷ lục

Trong phiên giao dịch đầu tuần, thị trường chứng khoán bất ngờ diễn biến tiêu cực, trong đó VN-Index đánh rơi tới 35 điểm.

Cổ đất giữ sắc xanh, bull trap hay xoay chuyển dòng tiền?

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu BĐS là tâm điểm khi duy trì sắc xanh với đà tăng đáng kể.

Đi tìm nguyên nhân khiến VN-Index bất ngờ "tụt áp"

Chỉ trong chưa đầy 2 tiếng giao dịch phiên đầu tuần, chỉ số chính VN-Index đã sụt giảm hơn 35 điểm, áp lực bán mạnh ...

Hoàng Thông