VCSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu VIC với giá mục tiêu 94.900 đồng/cp

Cập nhật: 10:23 | 02/03/2023 Theo dõi KTCK trên

VCSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu VIC và tăng giá mục tiêu thêm 6,2% lên 94.900 đồng/cp, chủ yếu nhờ định giá cao hơn lần lượt 18% và 7% đối với mảng công nghiệp và cho thuê bán lẻ, cũng như số dư nợ ròng thấp hơn vào cuối năm 2022.

Trong quý IV/2022, Tập đoàn Vingroup - CTCP (HOSE: VIC) ghi nhận doanh thu thuần đạt 41.168 tỷ đồng, tăng trưởng 6% so với cùng kỳ năm 2021 nhờ tốc độ bàn giao mạnh mẽ các căn bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire trong quý này.

VCSC duy trì khuyến nghị mua cổ phiếu VIC với giá mục tiêu 94.900 đồng/cp

Doanh thu tài chính trong quý đạt 2.529 tỷ đồng, giảm 27% so với cùng kỳ chủ yếu do giảm lãi từ thanh lý các khoản đầu tư tài chính và chuyển nhượng công ty con. Chi phí tài chính 2.269 tỷ đồng, giảm 20,5% so với cùng kỳ chủ yếu nhờ giảm lỗ chênh lệch tỷ giá. Trong quý Vingroup đẩy mạnh công tác bán hàng, hoạt động marketing và bàn giao sản phẩm dẫn tới chi phí bán hàng gia tăng 96% so với cùng kỳ, lên mức 3.683 tỷ đồng.

Trừ các khoản chi phí phát sinh, Vingroup lãi trước thuế 3.955 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 410 tỷ đồng con số ấn tượng so với cùng kỳ năm 2021.

Luỹ kế cả năm 2022, tổng doanh thu thuần hợp nhất quy đổi, bao gồm doanh thu từ chuyển nhượng bất động sản ghi nhận vào thu nhập tài chính đạt 130.759 tỷ đồng, tương đương mức thực hiện năm 2021. Lợi nhuận trước thuế trong 2022 đạt 12.694 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế đạt 1.982 tỷ đồng.

Tại ngày 31 tháng 12 năm 2022, tổng tài sản Vingroup đạt 574.807 tỷ đồng, tăng 34% so với 31 tháng 12 năm 2021.

Trong hoạt động huy động vốn, năm 2022, Vingroup đã huy động thành công gần 1,1 tỷ USD từ thị trường vốn quốc tế, khẳng định uy tín và sức hút của Vingroup đối với các nhà đầu tư, định chế tài chính hàng đầu thế giới. Tháng 12 năm 2022, VinFast đã nộp hồ sơ theo Mẫu F-1 lên Ủy ban Giao dịch Chứng khoán Mỹ (SEC) để đăng ký phát hành cổ phiếu phổ thông lần đầu ra công chúng, với mục tiêu nâng tầm và tạo đà đưa VinFast phát triển ở tầm vóc toàn cầu.

Trong báo cáo mới đây, Công ty chứng khoán Bản Việt – VCSC duy trì quan điểm tích cực về việc Vingroup sẽ hưởng lợi mạnh mẽ từ tầng lớp thu nhập trung bình cao vốn đang gia tăng tại Việt Nam thông qua các công ty BĐS như Vinhomes (VHM), Vincom Retail (VRE) và Vinpearl.

VCSC dự báo lợi nhuận từ HĐKD (EBIT) năm 2023 của VIC sẽ đạt 10.200 tỷ đồng so với mức lỗ EBIT là 11.500 tỷ đồng năm 2022 vì VCSC kỳ vọng ghi nhận doanh thu bán bất động sản mạnh và sự phục hồi của mảng Cho thuê bán lẻ sẽ bù đắp cho khoản lỗ EBIT cho mảng Công nghiệp và Khách sạn - nghỉ dưỡng. EBIT dự phóng 2023 và 2024 của VCSC thấp hơn 15% và 4% so với các dự báo tương ứng trước đó do khoản lỗ EBIT cao hơn cho cả 2 mảng này.

Với kỳ vọng lượng doanh số bán BĐS chưa ghi nhận cao từ dự án The Empire và The Crown (chiếm 71% tổng lượng doanh thu chưa ghi nhận tính đến cuối năm 2022 ở mức 107.600 tỷ đồng) sẽ hỗ trợ mảng BĐS của VIC vào năm 2023. Trong khi đó, VCSC kỳ vọng biên lợi nhuận gộp của mảng Cho thuê bán lẻ sẽ tiếp tục cải thiện nhờ giá thuê cao hơn và tỷ lệ lấp đầy cao hơn.

VCSC cho rằng sự phục hồi của du lịch quốc tế sẽ hỗ trợ cải thiện công suất phòng và giá phòng của Vinpearl. Tuy nhiên, sự trở lại của du khách Trung Quốc chậm hơn dự kiến và sức chi tiêu của người tiêu dùng trong nước yếu hơn sẽ dẫn đến quá trình phục hồi kéo dài hơn dự kiến.

Do đó, VCSC điều chỉnh giảm 6% dự báo doanh thu năm 2023 cho mảng khách sạn - nghỉ dưỡng xuống 9.100 tỷ đồng (+21% so với cùng kỳ). VCSC dự báo tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) doanh thu 2023-2025 đạt 27%, hỗ trợ EBIT 2025 đạt mức dương 2.200 tỷ đồng.

Về kế hoạch huy động vốn của VinFast, VIC đang tìm kiếm các cơ hội huy động vốn khác nhau từ đợt IPO tiềm năng của VinFast và thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, VCSC kỳ vọng VIC và chủ tịch HĐQT sẽ tiếp tục hỗ trợ sự phát triển của VinFast.

Theo ban lãnh đạo, VinFast đã được trao giấy phép “Air Permit” – đây là giấy phép cuối cùng theo yêu cầu – và đang chuẩn bị xây dựng nhà máy ở Bắc Carolina của VinFast. VinFast tiếp tục giữ kế hoạch đưa nhà máy tại Mỹ đi vào sản xuất thử nghiệm vào cuối năm 2024. VCSC dự báo tổng đầu tư vốn đầu tư cho giai đoạn 2023-2025 là 100.700 tỷ đồng (4,3 tỷ USD), được tài trợ bởi mức tăng nợ vay huy động ròng dự kiến của VCSC là 108.900 nghìn tỷ đồng (4,6 tỷ USD) trong giai đoạn này.

Theo VCSC, giá trị định giá tổng của từng phần sử dụng thị giá hiện tại của VIC, VHM và VRE cho thấy các tài sản còn lại của VIC là VinFast, Vinpearl, Vinmec và VinSchool có trị giá khoảng 1,5 tỷ USD so với định giá của VCSC đối với các tài sản này là 2,6 tỷ USD. Yếu tố hỗ trợ của VHM và VRE dựa trên định giá của VCSC đối với 2 cổ phiếu này cũng khiến giá cổ phiếu VIC hiện tại trở nên hấp dẫn.

Theo đó, VCSC duy trì khuyến nghị MUA cổ phiếu VIC và tăng giá mục tiêu thêm 6,2% lên 94.900 đồng/cp, chủ yếu nhờ định giá cao hơn lần lượt 18% và 7% đối với mảng công nghiệp và cho thuê bán lẻ, cũng như số dư nợ ròng thấp hơn vào cuối năm 2022.

VCSC nêu rủi ro cho VIC gồm có việc mở bán các đại dự án bất động sản mới chậm hơn dự kiến và bàn giao xe chậm hơn dự kiến.

KBSV: Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu HAH với giá mục tiêu 39.700 đồng/cp

Công ty chứng khoán KB Việt Nam – KBSV vừa đưa ra báo cáo phân tích Công ty CP Vận tải và Xếp dỡ Hải ...

KBSV: Khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu VNM với giá mục tiêu 81.200 đồng/cp

Trong báo cáo mới đây, Công ty chứng khoán KB Việt Nam – KBSV dự kiến năm 2023, doanh thu thuần của VNM đạt 62.096 ...

Góc chuyên gia: Nhà đầu tư nên ưu tiên chiến lược phòng thủ hơn là chấp nhận rủi ro

Từ nay cho tới quý II, Giám đốc phân tích Công ty CP Chứng khoán Yuanta Việt Nam khuyến nghị nhà đầu tư nên ưu ...

Đức Anh

Tin liên quan