Topshop rút khỏi Mỹ, ngành bán lẻ đang gặp nhiều khó khăn

Cập nhật: 15:10 | 10/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Mới đây người khổng lồ của ngành thời trang, Topshop đã đóng cửa toàn bộ 11 cửa hàng tại Mỹ. Như vậy, nếu như Forever 21 mới chỉ phải "may đo" lại bằng hoạt động tái cấu trúc doanh nghiệp thì Topshop đã phải ngậm ngùi dứt áo ra đi khỏi thị trường này.  

topshop rut khoi my nganh ban le dang gap nhieu kho khan

500 tấn vải thiều Bắc Giang đã có mặt tại chuỗi bán lẻ Saigon Co.op

topshop rut khoi my nganh ban le dang gap nhieu kho khan

15/18 cửa hàng Auchan chính thức biến mất khỏi Việt Nam

topshop rut khoi my nganh ban le dang gap nhieu kho khan

Kênh mua sắm tiện lợi tiếp tục chiếm ưu thế

Thương hiệu thời trang bình dân Anh đã phải chứng kiến doanh số tại Mỹ không đạt kỳ vọng trong một thời gian dài với khoản nợ 179 triệu USD. Ở nơi đất khách không yên mà nơi quê nhà cũng không ổn. 23 cửa hàng Topshop tại xứ xở xương mù cũng mù mịt trong viễn cảnh sập tiệm.

Không riêng gì Topshop, kết quả kinh doanh của nhiều nhà bán lẻ may mặc giảm gần 1/5 trong quý đầu năm, theo Retail Metrics. Số lượng cửa hàng đóng cửa tiếp tục tăng cao. Chưa qua nửa năm mà đã hơn 7.000 cửa hàng tại Mỹ sập tiệm, tiến gần hơn con số kỷ lục của năm 2017. Nguyên nhân sự suy giảm này một phần nằm ở cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.

topshop rut khoi my nganh ban le dang gap nhieu kho khan
Topshop rời khỏi đất Mỹ

Bà Dana Telsey, Nhà phân tích bán lẻ C.J.Lawrence cho rằng: "Mức thuế bổ sung 25% đối hàng tiêu dùng như quần áo và giày dép nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ đẩy các nhà bán lẻ vào khó khăn hơn. Họ phải chia sẻ một phần chi phí gia tăng với nhà sản xuất".

Sự cạnh tranh gay gắt từ các hãng bán lẻ trực tuyến như Amazon cũng đang gây sức ép lên các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Không chỉ Topshop hay Forever 21, rất nhiều bách hóa lớn trên toàn cầu như Sears tại Mỹ hay Debenhams tại Anh đã phải tuyên bố sẽ đóng cửa hàng chục cửa hàng dưới sức ép từ thương mại trực tuyến.

"Ông lớn" trong ngành thời trang bình dần - hãng Forever 21 đang phải lên kế hoạch tái cấu trúc để tăng cường thanh khoản.

Theo CNBC, hãng thời trang bình dân Forever 21 đang nghiên cứu các giải pháp tái cấu trúc do đối mặt với quá nhiều khó khăn trong thời gian qua. Forever 21 liên tục phải vật lộn với hoạt động kinh doanh của mình trong bối cảnh khó khăn tiếp tục bủa vây ngành bán lẻ.

Hiện Forever 21 đang đàm phán để huy động thêm vốn chủ sở hữu nhằm tránh nguy cơ bị phá sản. Xu hướng dịch chuyển sang mua hàng trực tuyến khiến ngày càng ít khách hàng đến các trung tâm thương mại hơn.

Nhiều nhà bán lẻ phải chứng kiến doanh số giảm trong khi chi phí thuê mặt bằng cao và phải đầu tư cả vào công nghệ để tăng sức cạnh tranh.

Tùng Linh

Tin liên quan