Tìm hiểu về CE, ý nghĩa của CE và cách vận dụng vào thị trường chứng khoán

Cập nhật: 14:00 | 04/10/2022 Theo dõi KTCK trên

CE là thuật ngữ vô cùng quan trọng trong đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng hiểu về CE và ý nghĩa của nó. Đặc biệt với những nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Bài viết dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về CE.

CE trong chứng khoán là gì?

Khái niệm CE

CE (Ceiling – Ceiling Price) được hiểu là giá trần, tức mức giá cao nhất khi một cổ phiếu được giao dịch trong ngày.

Bảng giá của các công ty chứng khoán thường bao gồm các cột cung cấp thông tin giao dịch của cổ phiếu như: Mã cổ phiếu, giá tham chiếu, giá sàn,… Giá trần thường được thể hiện trên cột Giá trần, có màu tím. Vì vậy giá trần còn được gọi là giá tím.

Tìm hiểu về CE, ý nghĩa của CE và cách vận dụng vào thị trường chứng khoán
Hình minh họa (nguồn internet)

Cách tính CE

Giá trần = Giá tham chiếu + Biên độ dao động

Trong đó:

Giá tham chiếu được hiển thị với màu vàng trên bảng giá chứng khoán. Với sàn HOSE, HNX, giá tham chiếu là mức giá đóng cửa trong ngày giao dịch liền trước. Còn với thị trường UPCOM, giá tham chiếu được tính là trung bình cộng của các mức giá giao dịch lô chẵn, dựa trên hình thức khớp lệnh vào ngày liền trước đó. Trong những trường hợp đặc biệt, các sở giao dịch chứng khoán sẽ áp dụng cách xác định khác dưới sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Biên độ dao động thể hiện số phần trăm giá cổ phiếu có thể tăng hoặc giảm trong một phiên giao dịch. Mỗi sàn giao dịch sẽ có quy định về biên độ khác nhau.

Sàn HOSE quy định biên độ là 7%. Trong khi đó, HNX quy định biên độ là 10%. Còn đối với thị trường UPCOM, biên độ giao động sẽ là 15%.

Ví dụ: Cổ phiếu AAA trên sàn HOSE có giá tham chiếu là 12.65 (12.650 đồng/ cổ phiếu). Biên độ giao động của sàn HOSE là 7%. Nên giá trần là 12.65 x (1+0.07) = 13.53

Quy tắc làm tròn CE

Để tránh bảng chứng khoán bị rối loạn, các cột giá chẵn lẻ không đồng nhất dẫn đến tình trạng khó đọc, giá sẽ được làm tròn theo một quy tắc cụ thể.

Quy tắc làm tròn CE như sau:

Giá trị biên độ phù hợp với quy định bước giá chia hết (nghĩa là giá chứng khoán là bội số của 100).

Giá trị biên độ làm tròn phải nhỏ hơn giá trị biên độ khi nhân với phần trăm biên độ giao động của từng sàn.

Ví dụ: giá trần của cổ phiếu AAA ở ví dụ trên là 13.53, theo quy tắc làm tròn sẽ là 13.5.

Ý nghĩa của CE và cách vận dụng vào thị trường chứng khoán

Ý nghĩa của CE

Việc quy định mức giá trần sẽ đem lại những lợi ích cho thị trường như sau:

Giúp thị trường ổn định hơn: quy định về mức giá trần sẽ tránh được việc người bán đẩy giá quá cao và xuất hiện nhiều mức giá khác nhau cho một mã cổ phiếu. Điều này sẽ giúp thị trường ổn định và cân bằng hơn.

Tạo ra một sự nhất quán, minh bạch và cân bằng: Việc không đặt giá trần sẽ khiến nhà đầu tư thả giá, đẩ giá và lên xuống thất thường, không có sự nhất quán. Điều này sẽ ảnh hưởng đến nhà đầu tư và sự ổn định của thị trường.

Vận dụng CE trong chứng khoán

Việc phân tích giá CE là rất quan trọng trước khi nhà đầu tư ra quyết định mua hoặc bán chứng khoán.

Ta có thể xác định được biên độ giao động và giá tham chiếu từ giá trần được thể hiện trên bảng giá chứng khoán. Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể tìm được thời điểm để ra quyết định đúng đắn hơn.

Tìm hiểu kỹ những thông tin về giá trần sẽ giúp nhà đầu tư biết được có nên vào mã cổ phiếu này hay không. Đặc biệt đối với những nhà đầu tư F0.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu về lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Trong giao dịch tín dụng có liên quan đến việc tính lãi suất như vay vốn, gửi tiền tiết kiệm…khách hàng sẽ thường được nghe ...

Tìm hiểu về vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần hiểu về các thuật ngữ quan trọng, kỹ năng phân tích để có ...

Tìm hiểu chỉ số CPI, cách tính và ý nghĩa của chỉ số CPI

CPI là một chỉ số quen thuộc nếu bạn hay theo dõi các thông tin kinh tế. CPI còn được gọi là chỉ số tiêu ...

Minh Đức