Tìm hiểu về vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Cập nhật: 15:56 | 27/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, nhà đầu tư cần hiểu về các thuật ngữ quan trọng, kỹ năng phân tích để có chiến lược hiệu quả. Vùng hỗ trợ và kháng cự là thuật ngữ quan trọng trong chứng khoán mà nhà đầu tư cần hiểu rõ. Vậy khái niệm này hiểu chính xác là như thế nào? Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự ra sao? Bài viết đây giúp nhà đầu tư hiểu rõ vấn đề này.

Mức hỗ trợ và kháng cự là gì?

Ý nghĩa của mức hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá được kỳ vọng là sẽ đảo chiều xu hướng hoặc di chuyển chậm lại và hoạt động này vẫn sẽ có thể lặp lại trong tương lai.

Đơn giản hơn, bạn có thể hiểu một cách chi tiết như sau:

Mức hỗ trợ:

Là vùng giá mang xu hướng giảm được kỳ vọng sẽ đảo chiều thành tăng, khi đó sức mua tại vùng này sẽ lớn hơn sức bán.

Khi giá đang giảm nhưng lại tăng đột ngột, thì vùng giá thấp nhất trước khi lại tiếp tục đảo chiều sẽ được xem là vùng hỗ trợ.

Tìm hiểu về vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Mức kháng cự, mức hỗ trợ (ảnh nguồn internet)

Mức kháng cự:

Là vùng giá mang xu hướng tăng được kỳ vọng sẽ đảo chiều thành giảm, khi đó sức bán tại vùng này sẽ lớn hơn sức mua.

Khi giá đang tăng nhưng lại bị giảm, thì vùng giá cao nhất trước khi lại tiếp tục đảo chiều sẽ được xem là vùng kháng cự.

Nhưng ngoài ra trong một xu hướng giảm, nếu giá dao động theo thời gian thì vùng hỗ trợ và kháng cự cũng sẽ được thiết lập.

Phân biệt vùng hỗ trợ và kháng cự

Chúng ta có thể hiểu đơn giản, vùng hỗ trợ sẽ là các đáy và kháng cự sẽ là các đỉnh. Trong giao dịch chứng khoán, giá cả biến động theo chuỗi đỉnh và đáy, vậy nên việc xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ giúp các nhà đầu tư xác định được xu thế thị trường, từ đó thực hiện các lệnh giao dịch kịp thời.

Với xu thế thị trường tăng lên, sẽ tạo ra vùng hỗ trợ và kháng cự theo chiều hướng đi lên. Và ngược lại, với xu thế thị trường giảm xuống, các vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ đảo lại và theo chiều hướng đi xuống.

Một điểm lưu ý ở đây là, nếu mức hỗ trợ và kháng cự bị phá vỡ thì hai vùng này sẽ đổi hướng cho nhau. Tức vùng hỗ trợ sẽ đổi thành vùng kháng cự và ngược lại vùng kháng cự sẽ chuyển thành vùng hỗ trợ.

Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự

Trước hết, muốn xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự, bạn cần lưu ý các yếu tố sau:

Kháng cự và hỗ trợ là một vùng

Kháng cự và hỗ trợ là một vùng giá chứ không phải là một mức giá cụ thể. Vì lầm tưởng điều này, dẫn đến nhiều nhà đầu tư xác định sai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, từ đó có những quyết định giao dịch mang tính sai lầm.

Để có thể xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự, các nhà đầu tư hãy lấy vùng giá của bóng nến làm vùng hỗ trợ kháng cự chung. Nếu vùng đỉnh đáy có nhiều nến, nên lấy khoảng giá giữa giá cao nhất hoặc thấp nhất hay giá đóng hoặc mở cửa giao dịch gần nhất.

Tìm hiểu về vùng hỗ trợ và vùng kháng cự, cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Cách xác định mức hỗ trợ và kháng cự theo vùng (Nguồn: VCSC)

Nói cách khác, tại vùng đỉnh, vùng hỗ trợ chính là khoảng cách giữa giá cao nhất đến giá đóng hoặc mở cửa. Nếu ở vùng hỗ trợ này càng nhiều đường nến, thì đó là vùng kháng cự mạnh, giá sẽ khó bứt phá khỏi vùng này.

Ngược lại, tại vùng đáy, vùng kháng cự là khoảng cách chênh lệch giữa giá thấp nhất đến giá đóng hoặc mở cửa. Nếu ở vùng khoảng cách này càng nhiều đường nến, thì đó là vùng hỗ trợ mạnh, giá sẽ khó giảm qua vùng này.

Sử dụng các dạng biểu đồ đường vẽ vùng hỗ trợ và kháng cự

Nếu bạn thấy khó khăn trong việc xác định ngưỡng hỗ trợ kháng cự theo cách xác định điểm đỉnh và đáy hay mô hình nến. Bạn có thể dùng biểu đồ đường vẽ để xác định.

Biểu đồ đường là dạng biểu đồ nối tất cả các điểm đóng cửa lại với nhau. Vì là một dải đường thẳng nên bạn sẽ nhìn thấy và nhận ra những giai đoạn thị trường bị quét nhiều lần một cách dễ dàng hơn.

Việc sử dụng biểu đồ đường xu hướng sẽ giúp các nhà đầu tư nhận ra xu hướng giảm của cổ phiếu, việc nối hai đỉnh của giá trong cùng một khoảng thời gian sẽ tạo ra đường xu hướng hay kháng cự mà ở đó áp lực bán sẽ gia tăng khi giá đi gần đến đường xu hướng.

Và ngược lại, nếu thị trường chứng khoán đang có xu hướng tăng, việc nối các mức giá thấp nhất trong cùng một khoảng thời gian sẽ tạo ra đường xu hướng tăng hay hỗ trợ. Khi giá giảm về đường hỗ trợ, áp lực mua sẽ gia tăng từ đó giá sẽ có xu hướng đảo chiều trở lại.

Sử dụng đường trung bình giá MA

Phương pháp tiếp theo mà nhà đầu tư có thể sử dụng để xác định mức hỗ trợ và kháng cự là sử dụng đường trung bình giá MA (Moving Average) trong ngắn hạn. Khi đó, đường trung bình sẽ là cột mốc giúp làm phẳng các tín hiệu nhiễu giá trong thời gian ngắn hạn và giúp nhà đầu tư xác định mức kháng cự (nằm dưới đường trung bình) và hỗ trợ (nằm trên đường trung bình).

Nếu giá càng giảm dần về đường trung bình thì lực mua sẽ tăng mạnh, dẫn đến giá cổ phiếu sẽ trở về xu hướng tăng.

Nếu giá tăng càng gần đường trung bình thì lực bán sẽ cao, dẫn đến giá cổ phiếu sẽ về xu hướng giảm.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Tìm hiểu đường xu hướng Trendline, cách vẽ đường xu hướng Trendline chính xác

Trong phân tích và đầu tư chứng khoán, đường Trendline có một vai trò rất quan trọng. Thông qua đường này, nhà đầu tư sẽ ...

Tìm hiểu về thị trường chứng khoán sơ cấp và thứ cấp

Có 2 loại chính của thị trường chứng khoán đó là thị trường chứng khoán sơ cấp và thị trường chứng khoán thứ cấp. Đây ...

Tìm hiểu về lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa, phân biệt lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa

Trong giao dịch tín dụng có liên quan đến việc tính lãi suất như vay vốn, gửi tiền tiết kiệm…khách hàng sẽ thường được nghe ...

Đình Trọng