Đề xuất sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Lao động:

Tiếp tục câu chuyện "khoan thư sức dân"

Cập nhật: 10:57 | 08/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa gửi văn bản đến Bộ LĐ-TB&XH và các cơ quan liên quan về đề xuất đưa quy định giảm thời gian làm việc trong tuần từ 48 giờ/tuần xuống 44 giờ/tuần và tăng ba ngày lễ trong năm vào Bộ luật Lao động để xin ý kiến đại biểu Quốc hội tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV (diễn ra vào cuối tháng 10 này).

tiep tuc cau chuyen khoan thu suc dan

Cập nhật giá xe SH Mode 2019 tháng 10/2019 khu vực miền Nam

tiep tuc cau chuyen khoan thu suc dan

Cập nhật giá xe Honda Future 125 2019 tháng 10/2019 mới nhất

Theo Tổng Liên đoàn, kết quả khảo sát 154 nước và vùng lãnh thổ của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) cho thấy, Việt Nam nằm trong nhóm nước có thời giờ làm việc bình thường trong tuần cao nhất thế giới (từ 48 giờ/tuần trở lên), cùng với khoảng hơn 40 nước khác nhưng thu nhập của người lao động lại đứng cuối bảng xếp hạng; vấn đề làm việc kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động như cơ hội tìm bạn đời, thể hiện tình cảm, quan tâm chăm sóc giữa vợ chồng đến thực hiện trách nhiệm chăm sóc con cái…

tiep tuc cau chuyen khoan thu suc dan

Theo Tổng Liên đoàn, việc giảm giờ làm sẽ phải đảm bảo hài hòa với các yếu tố sức khỏe, xã hội, góp phần tăng thu nhập, việc làm cho người lao động, tạo điều kiện để họ có thêm thời gian tái tạo sức lao động, học tập nâng cao trình độ, kỹ năng, hướng tới việc làm bền vững.

“Nếu tiếp tục duy trì cạnh tranh bằng khai thác nguồn nhân công giá rẻ và kéo dài thời gian làm việc, người lao động sẽ tiếp tục bị vắt kiệt sức lực với mức lương không đủ sống. Không chỉ dừng ở thế hệ họ mà còn ảnh hưởng đến hàng chục triệu thế hệ con cháu họ sau này khi lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn về dinh dưỡng và giáo dục…”, Tổng Liên đoàn nêu quan điểm.

Từ đó đơn vị này đề xuất thời giờ làm việc bình thường của người lao động phải giảm từ “48 giờ/tuần” xuống “44 giờ/tuần”. Với đề xuất này, người lao động sẽ có thêm ngày nghỉ thứ bảy.

Trước đó, đề cập đến đề xuất giảm giờ làm còn 44 giờ/tuần, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã có văn bản gửi tới Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) đề nghị giữ nguyên số giờ làm việc trong Bộ Luật Lao động sửa đổi là 48 giờ/tuần như quy định hiện hành.

Theo VASEP, việc giảm giờ làm thêm giờ trong bối cảnh doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn sẽ làm gia tăng gánh nặng, gây tác động xấu tới doanh nghiệp và nền kinh tế.

Hiện nay, ngay cả khi Việt Nam quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn là 48 giờ/tuần thì các doanh nghiệp của nhiều ngành nghề như: Dệt may, thủy sản, da giày đã phải bố trí làm thêm giờ hết thời gian được phép 300 giờ/năm theo quy định. Thậm chí, có doanh nghiệp vi phạm quy định về giờ làm thêm để có thể giao hàng đúng hạn, tránh bị phạt hợp đồng hoặc phải giao hàng bằng máy bay.

“Nếu giảm từ 48 giờ/tuần hiện nay xuống 44 giờ/tuần, đương nhiên các doanh nghiệp sẽ phải tăng thêm chi phí cho 4 giờ/tuần từ thời gian làm việc bình thường sang trả lương theo giờ làm thêm tối thiểu 150%; 200%; 300% đơn giá tùy theo ngày làm thêm. Đối với 1 doanh nghiệp quy mô 2.000 lao động sẽ phải trả thêm khoảng 5 tỷ đồng/năm”, VASEP phân tích.

Trái với quan điểm của VASEP, nhiều ý kiến cho rằng, đã đến lúc giảm giờ làm việc cho người lao động.

Chị N.T.N - một nữ công nhân đang làm tại một công ty may tại KCN Đại Đồng (Bắc Ninh) - cho biết, chị phải làm từ thứ 2 đến thứ 7. Sau một tuần làm việc mệt mỏi, chị chỉ biết vùi đầu trong phòng trọ để… ngủ cho hồi sức rồi lại chuẩn bị một vòng quay làm việc của tuần kế tiếp.

Chị N cho hay, nếu không tăng ca, thu nhập của nữ công nhân này cũng chỉ khoảng 5 triệu đồng/tháng, không đảm bảo trang trải cho cuộc sống, trong khi tăng ca thì được 7 triệu đồng/tháng. Theo chị N.T.N, chỉ có một số ít công ty cho nghỉ 2 thứ 7 mỗi tháng; còn hầu hết công nhân lao động vẫn phải làm tất cả các thứ 7 và chỉ được nghỉ chủ nhật.

tiep tuc cau chuyen khoan thu suc dan

“Cùng là người lao động, tất nhiên tôi cũng mong được nghỉ cả thứ 7, chủ nhật để có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo lại sức lao động cũng như có thêm thời gian chăm lo cho gia đình. Nhưng đã là quy định, công nhân phải đi làm thôi. Làm thì mới có thêm thu nhập. Do lương thấp nên công nhân còn phải làm thêm để có thêm thu nhập, chứ không có cách nào khác”, chị N chia sẻ.

Cùng với đó, Tổng Liên đoàn cũng tiếp tục đề xuất tăng thêm ba ngày nghỉ trong năm. Cụ thể:

- Phương án một: Nghỉ Quốc khánh bốn ngày từ ngày 2 đến 5/9 hằng năm (tăng thêm ba ngày so với quy định hiện hành). Phương án này ngoài mang lại lợi ích chung cho mọi người, còn giúp các gia đình trẻ có thời gian, điều kiện chuẩn bị cho con bước vào năm học mới, bố mẹ đưa con đến trường trong ngày khai giảng năm học.

- Phương án hai: Nghỉ một ngày vào Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 và hai ngày thêm vào ngày nghỉ tết dương lịch.

Cũng liên quan đến Bộ luật Lao động (sửa đổi), Bộ LĐ-TB&XH vừa có văn bản tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm tra của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trong đó nhấn mạnh đến năm lý do điều chỉnh tăng tuổi hưu và đưa quy định tuổi hưu vào Bộ luật Lao động (nam từ 60 lên 62 tuổi, nữ từ 55 lên 60 tuổi) thay vì điều chỉnh trong Luật Công chức, viên chức...

Thứ nhất, Bộ LĐ-TB&XH khẳng định việc tăng tuổi hưu từ năm 2021 là thực hiện đúng tinh thần của Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Trong thị trường lao động, việc dịch chuyển từ khu vực nhà nước sang khu vực ngoài nhà nước và ngược lại diễn ra phổ biến. Xu hướng chung của các nước là tiến tới bỏ chế độ công chức, viên chức suốt đời, vì vậy việc quy định tuổi nghỉ hưu cần được thống nhất trong Bộ luật Lao động.

Thứ hai, Bộ luật Lao động là luật gốc điều chỉnh mọi vấn đề về lao động, việc làm, trong đó có vấn đề tuổi nghỉ hưu. Do đó, vấn đề tuổi nghỉ hưu cần được quy định trong Bộ luật Lao động làm cơ sở cho việc dẫn chiếu áp dụng cho các nhóm lao động trong các luật chuyên ngành.

Thứ ba, quan hệ bảo hiểm xã hội là quan hệ giữa quỹ bảo hiểm xã hội và người tham gia bảo hiểm xã hội với các quy định về mức đóng, thời gian đóng, mức hưởng, độ tuổi hưởng chế độ hưu trí mà không phân biệt người tham gia bảo hiểm xã hội làm việc ngành nghề, khu vực nào. Pháp luật các nước đều quy định tuổi hưởng chế độ hưu trí trong cùng một luật mà không quy định trong các luật khác nhau.

Thứ tư, theo thông lệ quốc tế cho thấy không có nước nào quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau giữa khu vực hành chính sự nghiệp nhà nước và khu vực doanh nghiệp.

Thứ năm, mục tiêu điều chỉnh tuổi nghỉ hưu là nhằm mở rộng độ tuổi lao động để thích ứng với quá trình già hóa dân số và nguy cơ thiếu hụt lao động trong tương lai gần.

tiep tuc cau chuyen khoan thu suc dan Giá vàng hôm nay 8/10: Vàng giảm sâu, mất mốc 1.500 USD/ounce

TBCKVN - Giá vàng hôm nay 8/10, thị trường thế giới bất ngờ giảm mạnh ngay trước vòng đàm phán thương mại lần thứ 13 ...

tiep tuc cau chuyen khoan thu suc dan Người lao động và gánh nặng an cư khi nhà giá rẻ ngày càng đắt

TBCKVN - Số lượng căn hộ bình dân trong rổ hàng căn hộ tại TP. HCM ngày càng sụt giảm khiến nhiều người có thu nhập ...

tiep tuc cau chuyen khoan thu suc dan Luật Lao động sửa đổi: Thúc đẩy sản xuất hay "trói chân" doanh nghiệp?

TBCKVN - "Nhiều doanh nghiệp sẽ có khả năng phải đối mặt với việc giải thể, phá sản hoặc cắt giảm công suất lao động do ...

Văn Thắng

Tin cũ hơn
Xem thêm