Luật Lao động sửa đổi: Thúc đẩy sản xuất hay "trói chân" doanh nghiệp?

Cập nhật: 11:23 | 23/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - "Nhiều doanh nghiệp sẽ có khả năng phải đối mặt với việc giải thể, phá sản hoặc cắt giảm công suất lao động do thiếu vốn. Nguyên nhân này dẫn tới nguồn thu từ hoạt động của doanh nghiệp… cũng sẽ bị sụt giảm và ảnh hưởng đáng kể tới việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội của quốc gia do không có đủ nguồn thu, phát sinh bội chi, gây sức ép lớn cho Nhà nước", đại diện các Hiệp hội nhấn mạnh.

luat lao dong sua doi thuc day san xuat hay troi chan doanh nghiep

Mua xe Honda ở đâu rẻ nhất TP. HCM?

luat lao dong sua doi thuc day san xuat hay troi chan doanh nghiep

Cập nhật giá xe máy Honda tháng 9/2019 mới nhất: Xe ga đội giá, SH phía Nam lệch "cực đại"

Từ những thay đổi của Bộ Luật lao động sửa đổi, các doanh nghiệp lo rằng sẽ phải đối diện khó khăn, nhiều doanh nghiệp đình trệ, phá sản và ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách...

luat lao dong sua doi thuc day san xuat hay troi chan doanh nghiep

Các tổ chức, hiệp hội gồm VCCI, Vasep, Vitas, Lefaso, Veia, Amcham mới đây đã có bài viết đánh giá tác động của một số quy định trong dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi. Bài đánh giá này dựa trên Dự thảo Bộ Luật lao động sửa đổi ngày 11/8/2019.

Đại diện các hiệp hội này cho rằng, các quy định trong Dự thảo Bộ Luật lao động mới sẽ kéo theo chi phí đầu tư vào sức lao động tăng cao, dẫn đến đẩy chi phí đầu vào ở mức lớn hơn, khiến cho nhiều doanh nghiệp không đủ tiềm lực về tài chính để tồn tại và tiếp tục hoạt động. Khi đó, nhiều doanh nghiệp do không thể tồn tại được trước "áp lực gia tăng" của Bộ Luật Lao động mới sẽ buộc phải giải thể hoặc chấm dứt hoạt động, kéo theo nhiều người lao động mất việc và làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam.

Đối với doanh nghiệp dệt may, da giày hay chế biến thuỷ sản, hầu hết chỉ tập trung vào mùa Noel, tức tháng 12 hàng năm, chỉ có hoạt động sản xuất nhiều khoảng 5 - 6 tháng mỗi năm. Đây cũng là lúc người lao động làm việc có cơ hội để tăng thu nhập lo trang trải cho cuộc sống vào những thời điểm không có việc để làm.

Với thời giờ làm việc là 48 giờ/tuần như hiện nay, dự kiến các máy móc thiết bị trong nhà máy vận hành vẫn có thể đảm bảo công suất. Tuy nhiên nếu giảm còn 44 giờ/tuần sẽ làm cho nhà máy chạy dưới công suất, hoạt động cầm chừng.

Mặt khác, dù làm việc theo thời gian 48 giờ/tuần hay 44 giờ/tuần thì doanh nghiệp cũng phải mất nhiều chi phí cho việc cài đặt, vận hành, duy trì, bảo dưỡng để máy móc được hoạt động hiệu quả. Đáng lẽ ra chi phí này là tương ứng với hoạt động sản xuất trong 48 giờ/tuần thì nay với quy định mới chi phí sẽ phải trả tương ứng 44 giờ/tuần khiến doanh nghiệp không còn lợi nhuận do phải thanh toán các chi phí vận hành.

Bên cạnh đó, các hiệp hội nêu trên cũng cho rằng, lợi thế duy nhất để doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam là chi phí về lao động, nguồn nhân lực. Nhưng điểm mạnh này có thể trở thành điểm yếu khi môi trường pháp lý không thuận lợi, hàng loạt các chi phí cho người lao động ngày càng tăng cao, họ có thể từ bỏ Việt Nam để tìm kiếm các quốc gia khác.

Dự thảo Bộ Luật lao động mới sẽ có thể khiến cho những nỗ lực của Nhà nước hướng tới đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài có thể trở nên khó khăn.

luat lao dong sua doi thuc day san xuat hay troi chan doanh nghiep

"Để doanh nghiệp Việt Nam không bị "đánh gục" trên chính "sân nhà" bởi những quy định khắt khe của Bộ Luật lao động mới, Nhà nước nên sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Dự thảo Bộ Luật lao động mới phù hợp với đặc thù "thời vụ" của một số ngành sản xuất và xuất khẩu hàng hóa quan trọng hiện nay", đại diện các hiệp hội kiến nghị.

Trước đó, ông Bùi Đức Thịnh, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần May Sông Hồng đã nói như khóc: “Xin hãy để cho doanh nghiệp và người lao động làm đủ 48 tiếng mỗi tuần. Đừng tranh luận gì thêm nữa, hãy đến xem chúng tôi đang sống thế nào”.

Phát biểu của ông Thịnh khiến những người đang dự Hội thảo Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi: Những tác động bất lợi và kiến nghị (do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM tổ chức sáng 18/9/2019) lặng đi. Không chỉ rất đông doanh nghiệp, các chuyên gia như ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng CIEM; bà Nguyễn Thị Hồng, Trường Đại học Lao động - Xã hội; bà Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Lao động - Xã hội; bà Trần Thị Lan Anh, Phó tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP.HCM... cũng không thể ngồi yên.

Những ý kiến tranh luận chủ yếu xoay quanh câu chuyện giờ làm việc 1 tuần là 44 hay 48 tiếng, làm thêm 200 - 300 giờ/năm hay 400-500 giờ/năm, lương làm thêm có lũy tiến theo giờ không…, về cơ sở pháp lý, thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế, các tác động tới kinh tế, xã hội… Thậm chí, bà Hồng còn lo cho người lao động chưa đủ kiến thức để lo sức khỏe của mình, nên phải có các quy định lo hộ...

Nhưng, điều họ chưa nói đến, đó là 90 - 95% số doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa, đang phải tính lên, tính xuống để có việc làm, có thu nhập cho người lao động, có tiền đề nộp thuế...

“Chúng tôi không đủ tiền để trả phần lương vượt trội thời gian như các vị tính nhẩm kiểu bắt “cua trong lỗ” đâu, đừng xô đẩy doanh nghiệp khó khăn thêm nữa, thậm chí còn là phạm pháp khi bị kết tội là không tuân thủ pháp luật”, ông Thịnh nói với tâm trạng bất an.

luat lao dong sua doi thuc day san xuat hay troi chan doanh nghiep
Dẫn nguồn ảnh từ luatvietnam.vn
luat lao dong sua doi thuc day san xuat hay troi chan doanh nghiep

- Ông Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc Nghiên cứu (Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright tại TP. HCM): Cần một bộ luật thúc đẩy mọi người làm việc

Các nhà soạn thảo Dự thảo này đã đánh giá tác động thế nào, có thực sự đầy đủ không, vì tôi không nhìn thấy đời sống thực tế trong nội dung các điều khoản, thậm chí nhiều quy định đang tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Tôi cho rằng, đây không phải là bộ luật quy định về quan hệ chủ - thợ. Tư duy đó đã quá cũ. Mục tiêu của lần sửa đổi này phải là nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, sử dụng hiệu quả nguồn lực lao động, thúc đẩy trách nhiệm của mọi vị trí lao động…

Với các quy định can thiệp quá sâu vào quan hệ lao động, sẽ không toàn dụng lao động được, thậm chí có cả cơ chế khuyến khích ngược, như tiền lương làm thêm lũy kế theo giờ. Điều quan trọng, khi quy định không thực tế, chủ sử dụng lao động buộc phải lách, nghĩa là phải mất chi phí, nhưng đó là lãng phí của xã hội.

- Bà Phan Thị Thanh Xuân, Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso): Nếu giảm thời gian làm việc từ 48 còn 44 giờ/tuần, ngành sẽ thiếu hụt lao động

Là ngành sử dụng 1,5 triệu lao động, chúng tôi sẽ chịu tác động lớn khi Bộ luật Lao động sửa đổi được ban hành. Đứng ở góc độ doanh nghiệp, hiện giờ, ngành đang rất khó tuyển người, đang phải tuyển cả lao động 50 tuổi. Cứ đến các khu công nghiệp, nhìn các bảng tuyển lao động giăng đầy thì sẽ rõ.

Nếu giảm thời gian làm việc từ 48 còn 44 giờ/tuần, ngành sẽ thiếu hụt lao động. Còn với người lao động, họ có được nghỉ ngơi không? Tôi tin là không khi chủ yếu lao động trong ngành là nhập cư, họ sẽ phải đi tìm việc để thêm thu nhập. Quy định giảm giờ làm này có ảnh hưởng đến xã hội không, tôi tin là có. Theo chúng tôi, mọi sự thay đổi cần, nhưng phải có lộ trình và chưa phải lúc này.

- Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: Các đối tác đau đáu sợ tụt hậu, còn Việt Nam lại bàn giảm giờ làm

Doanh nghiệp tôi có 10.000 lao động, đã hoạt động hơn 20 năm, làm việc với nhiều doanh nghiệp nước ngoài. Tôi luôn thấy các đối tác đau đáu sợ tụt hậu. Họ làm việc tới 9-10 giờ đêm, cốt sao công việc tốt nhất.

Còn Việt Nam thì sao? Năng suất lao động còn thấp, lợi thế vẫn là các ngành thâm dụng lao động. Tại sao lại cứ bàn giảm giờ làm? Bản thân các doanh nghiệp coi người lao động là tài sản, rất có ý thức tạo môi trường thuận lợi để giữ chân lao động….

Điều chúng tôi mong chờ là một bộ luật để người chủ lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về công việc, giờ làm, lương thưởng… theo nguyên tắc của hợp đồng lao động, thỏa ước lao động.

luat lao dong sua doi thuc day san xuat hay troi chan doanh nghiep Cập nhật giá vàng mới nhất sáng 23/9: Vững vàng trên mốc 42 triệu đồng/lượng

TBCKVN - Mở cửa phiên giao dịch ngày 23/9, giá vàng trong nước tiếp tục kịch bản lạc quan, các doanh nghiệp kinh doanh kim ...

luat lao dong sua doi thuc day san xuat hay troi chan doanh nghiep Các quy định dành riêng cho lao động nữ mà doanh nghiệp cần biết

TBCKVN - Dưới đây là một số chính sách dành cho lao động nữ mà doanh nghiệp nên biết.

luat lao dong sua doi thuc day san xuat hay troi chan doanh nghiep Lương làm thêm giờ có phải chịu thuế TNCN và đóng BHXH không?

TBCKVN - Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ làm việc bình thường được quy định, người lao động được trả lương ...

Quốc Trung

Tin cũ hơn
Xem thêm