Thương chiến: Cuộc cạnh tranh FDI của Việt Nam, Thái Lan và Indonesia

Cập nhật: 10:23 | 23/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Số lượng các công ty đang lên kế hoạch di dời hoặc chuyển hướng sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam cao gấp 3 lần so với Thái Lan trong khi đó, số lượng FDI từ thương chiến về Indonesia gần như trống rỗng...

thuong chien cuoc canh tranh fdi cua viet nam thai lan va indonesia

Mua xe Honda ở đâu rẻ nhất TP. HCM?

thuong chien cuoc canh tranh fdi cua viet nam thai lan va indonesia

Cập nhật giá xe máy Honda tháng 9/2019 mới nhất: Xe ga đội giá, SH phía Nam lệch "cực đại"

Theo nghiên cứu của Nomura Holdings Inc vừa công bố, số lượng các công ty đang lên kế hoạch di dời hoặc chuyển hướng sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Việt Nam cao gấp 3 lần so với Thái Lan. Đây có thể coi là biện pháp mà các tập đoàn doanh nghiệp đa quốc gia lựa chọn để tránh thuế quan của Mỹ.

thuong chien cuoc canh tranh fdi cua viet nam thai lan va indonesia

WHA Corp Plc, nhà cung cấp hàng đầu của Thái Lan về các bất động sản công nghiệp, cho biết, họ hy vọng các công ty Trung Quốc sẽ đạt 50% số hợp đồng mua bán đất trong năm nay và năm tới, tăng từ khoảng 12% vào năm 2018.

Ông David Nardone, giám đốc điều hành nhóm cho đơn vị phát triển công nghiệp của WHA nói: "Các công ty đang chuyển hướng việc sản xuất một số sản phẩm. Điều này sẽ tác động đáng kể đến Thái Lan và Việt Nam. Một giọt nước tràn từ Trung Quốc có trở thành một trận lụt đối với chúng ta, vì quy mô của các nền kinh tế rất khác nhau".

Ông Nardone cho rằng, mỗi nước đều có điểm mạnh và điểm yếu: "Phải mất một thời gian khá dài để xây dựng các nhà máy ở Việt Nam, trong khi Thái Lan thì thiếu lao động. Các nhà sản xuất dường như chỉ chuyển một phần việc sản xuất ra khỏi Trung Quốc với quy mô thị trường của họ".

Trước đó, Reuters đã từng nêu vấn đề: "Tại sao giảm thuế cũng không khiến Thái Lan hấp dẫn hơn Việt Nam?"

thuong chien cuoc canh tranh fdi cua viet nam thai lan va indonesia

Theo phản ánh, Thái Lan đã công bố chương trình ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp nước ngoài vào ngày 6/9/2019, giảm thuế doanh nghiệp lên tới 50%, cho các công ty rời Trung Quốc sang Thái Lan, tìm cách cạnh tranh với Việt Nam để thu hút các nhà sản xuất bị áp thuế. Chương trình ưu đãi này sẽ tạo thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc, Ủy ban Đầu tư Thái Lan (BOI) cho biết trong một tuyên bố.

Theo đó, ưu đãi này sẽ giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp trong 5 năm cho các công ty có vốn đầu tư thực tế ít nhất 1 tỷ THB (32,61 triệu USD). Nó cũng sẽ giúp doanh nghiệp được khấu trừ thuế cao hơn với đào tạo công nghệ tiên tiến và đầu tư vào tự động hóa.

Thái Lan đã miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các công ty trong Hành lang kinh tế phương Đông (EEC) lên tới 13 năm và giảm 50% thuế tối đa năm năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện tại là 20%.

Thuế doanh nghiệp tiêu chuẩn của Việt Nam là 20%, nhưng các công ty quan trọng có thể sẽ được hưởng mức thuế 10% trong 15 năm, miễn thuế trong 4 năm hoặc giảm 50% thuế trong 9 năm.

Charnon Boonnuch, chuyên gia kinh tế của Nomura tại Singapore cho biết, chương trình ưu đãi thuế này vẫn đang thiếu một kế hoạch thực hiện cụ thể. Ưu đãi thuế cũng không thể thúc đẩy đầu tư nếu việc triển khai các dự án EEC vẫn còn chậm chạp. Dù Thái Lan cũng đã thu hút một số công ty nước ngoài, nhưng Việt Nam dường như vẫn là điểm đến hàng đầu của các công ty bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến thương mại vì mức lương và giá đất thấp hơn.

Thực trạng FDI không mấy sáng sủa ở Indonesia

Một quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á khác cũng đang xếp sau Việt Nam trong cuộc đua thu hút FDI từ thương chiến.

Ghi nhận thực tế trong thời gian qua, FDI vào Đông Nam Á đã tăng rất mạnh, nhưng lại không đến Indonesia. Bằng chứng là 33 nhà đầu tư rời khỏi Trung Quốc kể từ tháng 6 do cuộc chiến thương mại leo thang, hầu hết đã chuyển khoản đầu tư của họ sang Việt Nam và hầu như không ai đến Indonesia (dần nguồn từ báo Indonesia).

thuong chien cuoc canh tranh fdi cua viet nam thai lan va indonesia

Vì thu hút FDI là một trong những ưu tiên của Tổng thống Jokowi, phản ứng của ông đối với vấn đề này rất nhanh chóng là yêu cầu tất cả các bộ liên quan đến việc tạo điều kiện cho FDI phải giải quyết vấn đề ngay lập tức.

Trước hết, có một thực tế là tổng vốn FDI ở Indonesia vẫn đang tăng. Tổng thống Jokowi tiếp tục chính sách thân thiện với FDI khi ông nhậm chức vào năm 2014 và dòng vốn FDI vào Indonesia vẫn tiếp tục tăng. Về danh nghĩa, dòng vốn FDI vào Indonesia năm 2018 tăng 7,8 tỷ USD so với mức trung bình hàng năm trong giai đoạn 2008 - 2016, cao hơn mức tăng của Ấn Độ và Việt Nam so với cùng kỳ (lần lượt là 6,5 và 6,2 tỷ USD). Vì vậy, tại sao lại có ý kiến cho rằng FDI không đến Indonesia?

Hầu hết vốn FDI vào Indonesia trong vài năm qua đã được chuyển sang các lĩnh vực phi sản xuất. 5 lĩnh vực hút FDI hàng đầu ở Indonesia là năng lượng tái tạo, khai thác, hóa chất, bất động sản và kim loại. Sau đó, các lĩnh vực tiếp theo là dịch vụ như khách sạn, công nghệ thông tin và tài chính. Chỉ có một ngành sản xuất duy nhất - ngành công nghiệp ô tô - đứng thứ 10.

Nói rộng hơn, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất ở Indonesia đã bị thu hẹp trong vài năm qua, trong khi đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất của Việt Nam đang tăng mạnh. Vì một lý do nào đó, các nhà đầu tư nước ngoài không nhìn thấy thế mạnh của Indonesia trong lĩnh vực sản xuất. Khi họ đến Indonesia, họ bị hút vào tài nguyên thiên nhiên, du lịch và các ngành dịch vụ đang bùng nổ khác. Và những nhà đầu tư sẽ đổ vốn vào công nghiệp ô tô đơn giản để khai thác thị trường nội địa.

Chính những sự thật quan trọng này đã giải thích tại sao 33 nhà đầu tư đó đã bỏ qua Indonesia. Căng thẳng thương mại, về bản chất, ảnh hưởng nhiều nhất đến các ngành sản xuất định hướng xuất khẩu. Vì vậy, khi các nhà đầu tư cần tìm một ngôi nhà mới, họ sẽ đến những nơi cũng định hướng xuất khẩu đầu tiên. Việt Nam đi trước hầu hết các nước Đông Nam Á khác về mặt này vì luôn luôn tán thành một chiến lược tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu. Một chính sách thúc đẩy FDI tiến bộ đã thực sự cho thấy hiệu quả.

Việt Nam cũng có một hệ thống giáo dục tốt, có khả năng tạo ra một lượng lớn lao động lành nghề tham gia vào một loạt các ngành sản xuất. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc nhiều hơn bất kỳ đối thủ nào một phần vì vị trí địa lý.

Ngân hàng Thế giới khuyên chính phủ Indonesia cần phải cho thấy uy tín, sự chắc chắn và tuân thủ chính sách FDI. Đây là điều mà chính phủ đã và đang làm, đó là lý do tại sao FDI đã tăng lên trong vài năm qua.

Nhưng để vượt qua Việt Nam trong việc thu hút vốn FDI vào sản xuất, chính phủ Indonesia sẽ cần nhiều hơn thế. Những thách thức dài hạn vì thị trường lao động không linh hoạt cần được giải quyết. Các trường học và cao đẳng cần tạo ra những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng tốt hơn, có thể phù hợp với nhu cầu của ngành.

thuong chien cuoc canh tranh fdi cua viet nam thai lan va indonesia Cập nhật giá vàng mới nhất sáng 23/9: Vững vàng trên mốc 42 triệu đồng/lượng

TBCKVN - Mở cửa phiên giao dịch ngày 23/9, giá vàng trong nước tiếp tục kịch bản lạc quan, các doanh nghiệp kinh doanh kim ...

thuong chien cuoc canh tranh fdi cua viet nam thai lan va indonesia Xu hướng thu hút FDI thế hệ mới và câu chuyện trên thế giới

FDI không chỉ giúp gia tăng nguồn vốn đầu tư phát triển, tăng thu ngân sách, tạo thêm việc làm, mà còn thúc đẩy xuất ...

thuong chien cuoc canh tranh fdi cua viet nam thai lan va indonesia Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: 'Không làm thì đứng ra một bên'

“Ra đường sợ nhất công nông, về nhà sợ nhất vợ không nói gì... thì ở đây tôi sợ nhất là cái ông không làm ...

Văn Thắng

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm